Biểu đồ Point and Figure là gì? Quy tắc và chiến lược giao dịch với biểu đồ P&F

Biểu đồ Point and Figure là một phương pháp giúp nhà giao dịch có thể xác định được xu hướng hiện tại hoặc xu hướng mới hình thành một cách hiệu quả và cực kỳ đơn giản. Bài viết hôm nay của FX Việt sẽ nói về lợi thế và những ý tưởng khi chọn giao dịch với biểu đồ Point and Figure.

Biểu đồ Point and Figure là gì?

Point and Figure là loại biểu đồ được thể hiện bởi những điểm và hình hay còn được gọi là biểu đồ Caro. Có thể bạn chưa biết nhưng biểu đồ này được sử dụng rất nhiều vào những năm của thế kỷ 19.

Về người đã tạo nên Point and Figure hiện tại vẫn chưa xác định được nhưng có một số tin đồn cho rằng biểu đồ Caro là của Charles Dow. Dự đoán này không phải không có căn cứ, bởi vì Charles Dow là người đã đặt nền móng cho trường phái phân tích kỹ thuật cho thế hệ giao dịch của chúng ta bây giờ.

Cho đến thời điểm hiện tại, Point and Figure vẫn là một trong các biểu đồ được yêu thích, giúp nhà giao dịch thấy được những chuyển động giá trên thị trường hay chuyển động vùng cung cầu (Price Action).

Đồ thị hình (Figure Chart)

Nhìn vào biểu đồ ví dụ trên đây, bạn có thể thấy được những chuyển động của giá được ghi lại mà không cần quan tâm đến những đơn vị hoặc chỉ báo nào khác. Giá di chuyển từ mức 46 cuống 40 và ghi lại một cột. Tiếp theo giá tăng lên con số 41 và được ghi lại bằng cách đè dữ liệu lên cột trước và cứ thể giá chuyển biến liên tục. Ngày nay đồ thị hình này cũng được hoạt động tương tự như những năm thập kỷ 19.

Đồ thị hình của biểu đồ P&F

Dựa vào biểu đồ hình trên bạn có thể nhận biết được:

  • Giá cao nhất tại 52$
  • Giá thấp nhất tại 34$
  • Giá đóng cửa tại 47$
  • Giá được giao dịch nhiều nhất trong năm 39$
  • Xu hướng tăng đang chiếm lĩnh thị trường

Đồ thị điểm (Point Chart)

Đồ thị điểm – Point Chart

Khi những nhà phân tích bắt đầu nhận thấy sự bất tiện trong việc ghi những con số trên biểu đồ, họ đã tìm ra ý tưởng mới bằng cách thay thế con số với dấu nhân, dấu chấm hoặc dấu tick. Đồng thời chuyển cột sang bên trái và gọi cột này là trục tung.

Cũng giống như đồ thị hình, đồ thị điểm thể hiện sự chuyển động của giá rất rõ ràng qua từng ô vuông. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thuận tiện thì biểu đồ điểm có nhiều ưu thế hơn và còn ghi nhận được những chuyển động giá mang tính phân số. Nếu thể hiện bằng biểu đồ hình sẽ rất rối để xác định điều này.

Point and Figure chart (P&F)

Point and Figure chart (P&F)

Sau một thời gian phát triển, biểu đồ hình và điểm bắt đầu trở thành một thể thống nhất và được gọi chung với tên gọi là Point and Figure chart.

Không còn giống trước kia, những ký hiệu được đưa vào khuôn khổ và quy định bằng 2 ký tự là X và O (X là cầu và O là cung).

Sự chuyển động trên thị trường đơn giản là quy luật cung cầu. Khi cung tăng và vượt qua cầu thì giá sẽ tạo một lực đẩy xuống để cung và cầu được gặp nhau và ngược lại. Đây cũng chính là nguyên nhân người ta hay gọi biểu đồ P&F thể hiện sự thuần khiết của giá.

Đặc điểm của biểu đồ Point and Figure

Biểu đồ Point and Figure không chỉ có nhiều điểm đặc biệt hơn các biểu đồ khác, mà nó còn mang tính hiệu quả rất cao mà không phải biểu đồ nào cũng có được. Hãy cùng điểm qua một số tính năng của biểu đồ P&F:

  • Không có trục thời gian. Không giống như những biểu đồ thông thường đều có trục tung và trục hoành, biểu đồ Point and Figure chỉ có trục tung để thể hiện sự thay đổi của giá bằng các điểm trên biểu đồ.
  • Quy tắc 3 ô đảo chiều. Biểu đồ Point and Figure sẽ cho bạn biết nó sẽ không thay đổi hướng đi trừ khi giá di chuyển 3 ô hay 3 đơn vị theo chiều ngược lại của xu hướng nó đang tiếp diễn. Vì quy tắc này nên không có cột nào dưới 3 ký tự. Cũng chính nhờ quy tắc này, nhà giao dịch có thể loại bỏ những biến động nhỏ và phát hiện ra điểm đảo chiều khi thực hiện giao dịch.
  • Thang đo semi log. Đây là thang đo trên trục tung giúp bạn quan sát và so sánh các mức giá một cách tốt nhất.
  • Tín hiệu của P&F rất rõ ràng. Lợi thế khi bạn dùng biểu đồ Point and Figure là sự rõ ràng về tín hiệu, từ đó đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
  • Dễ dàng nhận diện ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
  • Dễ dàng tính toán mục tiêu và điểm dùng với mọi tín hiệu phá ngưỡng.

Xem thêm: https://fxviet.net/cach-doc-bieu-do-nen/

Hướng dẫn cài đặt đồ thị Point and Figure

Bạn có thể chọn vẽ biểu đồ Point and Figure trên Investing hoặc TradingView. Ở đây, FX Việt sẽ chỉ bạn cách vẽ trên Investing.

  • Bước 1: Vào trang web chính chủ của Investing tại địa chỉ investing.com.
Cách cài đặt đồ thị P&F
  • Bước 2: Trên thanh tìm kiếm gõ loại tiền tệ hoặc mã cổ phiếu muốn phân tích.
  • Bước 3: Nhấn vào ô Technical Chart
Điều chỉnh đồ thị điểm và hình cho phù hợp
  • Bước 4: Nhấn vào chữ “Format” như hình bên dưới.
Chọn Format cho đồ thị
  • Bước 5: Chỉnh thông số để cài đặt đồ thị.
Chỉnh sửa một số chi tiết cho biểu đồ P&F
    • HL: Tại đây bạn có thể chọn đồ thị với giá đóng cửa hoặc thấp nhất cao nhất để làm tham số.
    • Traditional: Chọn dạng đồ thị truyền thống.
    • Box-size: Đây là thông số giá đại diện cho 1 ô. Nếu là tiền tệ bạn có thể chọn 10 pips hoặc 20 pips, còn với vàng bạn có thể chọn 5 hay 10$.
    • Reversal Amount là số ô đảo chiều.
  • Bước 6: Nhấn nút “Ok” để tiếp tục. Bạn nên thử vẽ đường xu hướng 45 độ bằng cách lăn chuột giữa.
Vẽ đường trend 45 độ
  • Bước 7: Tiến hành Lock Scale.
Lock Scale cho đồ thị

Bước này là để điều chỉnh 1 hình vuông cho mỗi Box, nếu làm vậy thì dùng có thay đổi độ giãn của đồ thị thì đường trend 45 độ của bạn cũng sẽ không thay đổi.

Chiến lược giao dịch với biểu đồ Caro

Giao dịch gần đường trendline

Giao dịch gần đường trendline

Bạn nên bắt đầu giao dịch khi giá gần đường xu hướng. Vì lúc này, nó sẽ cung cấp các tín hiệu có độ tin cậy cao và chuyển động theo xu hướng chính.

Giao dịch khi phá vỡ đường trendline

Giao dịch khi phá vỡ đường trendline

Khi giá breakout đường xu hướng thì khả năng xảy ra đảo chiều là rất cao. Đây là thời điểm tuyệt vời để tham gia giao dịch vì sau khi đột phá, giá thường di chuyển nhanh hơn trước khi ổn định. Cụ thể như sau:

Giai đoạn Breakout (phá vỡ)

Giai đoạn Breakout (phá vỡ)

Breakout thường xảy ra khi giá vượt lên trên đường xu hướng, xác nhận tín hiệu mua hoặc bán và đây cũng là thời điểm tốt nhất để giao dịch trong biểu đồ Point and Figure. Tuy nhiên, cũng như các biểu đồ khác, giai đoạn đầu của một xu hướng thường ẩn chứa nhiều cạm bẫy có thể quét sạch các điểm cắt lỗ của bạn bất cứ lúc nào.

Ví dụ: Trên đồ thị P&F của chỉ số Ger30 (DAX), sau khi bứt phá khỏi đường kháng cự giảm giá, giá đã di chuyển một thời gian dài trong biên độ hẹp trước khi hình thành mạnh mẽ theo xu hướng. Đây là thời điểm tốt nhất để giao dịch trong biểu đồ Point and Figure.

Giai đoạn hậu Breakout

Giai đoạn hậu Breakout

Đây là khi một xu hướng đã xuất hiện và giá tăng hoặc giảm đều đặn với đà tăng mạnh. Bạn nên giữ lệnh trên biểu đồ hàng ngày cho đến khi giai đoạn này xuất hiện trên đồ thị Point and Figure. Không gì có thể ngăn chặn một xu hướng một khi nó đã đạt đến đỉnh điểm.

Ví dụ: Trên biểu đồ chứng khoán DJ30, sau đột phá thì giá di chuyển qua nhiều cột. Tuy nhiên, khi xu hướng bắt đầu hình thành thì giá đã di chuyển nhanh chóng. Đây là thời điểm tối ưu để giao dịch với P&F.

Giai đoạn mệt mỏi

Giai đoạn mệt mỏi

Trong thời gian này, giá thường xuyên biến động mạnh và bắt đầu tích lũy. Giá trong khu vực này có thể biến động và dao động đáng kể, với các mô hình giá và thời gian phức tạp hơn. Trong biểu đồ Point and Figure, bạn nên hạn chế giao dịch hoặc giao dịch với các vị thế nhỏ mà thôi.

Ví dụ: Biểu đồ hợp đồng tương lai ca cao cho thấy giá đang suy yếu và biến động hỗn loạn hơn. Đây là thời điểm không tốt để giao dịch nên bạn hãy chốt lãi hoặc thêm các vị thế nhỏ.

Giai đoạn hồi quy

Giai đoạn hồi quy

Sau khi giá thoái lui về đường xu hướng, bạn có hai lựa chọn giao dịch: Bám sát xu hướng trước đó hoặc phá vỡ trendline và bắt đầu xu hướng mới. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để giao dịch trong biểu đồ Point and Figure cũng như hoàn thành việc xoay vòng giá.

Ví dụ: Theo biểu đồ hợp đồng tương lai dầu, thời điểm hồi quy về đường xu hướng cho thấy sự tiếp tục hoặc kết thúc của chu kỳ. Một đường xu hướng không bị gián đoạn sẽ giúp trở thành động lực cho xu hướng sau khi nó có dấu hiệu cạn kiệt.

  • Nếu nó bị phá vỡ, nó sẽ tạo động lực cho một xu hướng mới xuất hiện. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để giao dịch trên biểu đồ Point and Figure.

Một số quy tắc khi giao dịch với P&F

Quy tắc 1: Chỉ đặt lệnh mua khi giá nằm trên đường hỗ trợ tăng.

Quy tắc khi giao dịch với biểu đồ Point and Figure

Quy tắc 2: Chỉ đặt lệnh bán khi giá nằm dưới đường kháng cự giảm.

Quy tắc 3: Nếu đã đặt lệnh mua thì phải giữ lệnh cho đến khi nhìn thấy tín hiệu bán mới đóng vị thế.

Trường hợp giá vẫn nằm trên đường hỗ trợ tăng thì tiếp tục đặt lệnh với tín hiệu mua và đóng lệnh khi tín hiệu bán xuất hiện.

Quy tắc 4: Nếu mở lệnh bạn thì phải đợi sau khi tín hiệu mua xuất hiện mới đóng lệnh.

Trường hợp giá vẫn nằm trên kháng cự giảm thì tiếp tục mở vị thế bán và đóng lệnh khi tín hiệu mua xuất hiện.

Cách mở vị thể mua và bán hợp lý

Quy tắc 5: Tuyệt đối không được giao dịch ngược hướng.

Hướng dẫn giao dịch với hỗ trợ, kháng cự trên P&F

Quy tắc 6: Dịch chuyển đường trend nếu muốn biết các đường trend phụ.

Nếu bạn đang mở lệnh phía trên đường hỗ trợ tăng, thì nên dịch chuyển đường trend khi thấy tín hiệu bán liền sau tín hiệu mua và ngược lại.

Tín hiệu mua hoặc bán với đồ thị P&F

Quy tắc 7: Nếu thấy giá phá vỡ khỏi đường hỗ trợ tăng thì chuyển lệnh mua thành bán

Quy tắc 8: Nếu thấy giá phá vỡ khỏi đường kháng cự giảm thì chuyển lệnh bán sang mua.

Chuyển vị thế mua bán với nhau

Quy tắc 9: Nếu đang đặt lệnh mua và kiếm được lợi nhuận thì đặt điểm dừng lỗ tại nơi mà tín hiệu bán có thể xảy ra.

Đặt cắt lỗ để giảm thiểu tổn thất

Quy tắc 10: Nếu đang đặt lệnh bán và kiếm được lợi nhuận thì đặt điểm dừng lỗ tại nơi mà tín hiệu mua có thể xảy ra.

Nguyên tắc quan trọng với biểu đồ Point and Figure

Kết luận

Biểu đồ Point and Figure là một đồ thị vô cùng hiệu quả cho quá trình giao dịch của nhà đầu tư, bằng chứng là được phát triển cách đây rất lâu nhưng đến hiện tại nó vẫn là công cụ được yêu thích và sử dụng rộng rãi. Hy vọng bài viết của FX Việt hôm nay sẽ cung cấp thêm cho bạn một loại biểu đồ hiệu quả nữa và góp phần làm cho quá trình giao dịch của nhà đầu tư trở nên thuận tiện hơn.

5 / 5 ( 2 bình chọn )
phungphuc

Giới thiệu về bản thân: Phúc Phùng là một người có kiến thức về lĩnh vực tài chính vì công việc yêu cầu tôi phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Tôi muốn chia sẻ nó đến với mọi người để học có cái nhìn cụ thể hơn, chính xác hơn về tài chính nói chung và Forex nói riêng. Mặc dù không phải là một chuyên gia đầu tư Forex hay một nhà đầu tư thành công, nhưng tôi vẫn muốn mang đến nguồn kiến thức vô hạn đến với bạn đọc trên chính website Fx.com.vn này.

Recent Posts

Cách sử dụng chỉ báo RSI để phát hiện phân kỳ trong giao dịch Forex

Như các bạn đã biết, các chỉ báo kỹ thuật là công cụ không thể…

3 ngày ago

LiteFinance lùa gà khách hàng có đúng không? Vạch trần sàn LiteFinance

Thị trường ngoại hối ngày càng phát triển kéo theo đó là sự ra đời…

3 ngày ago

Yên Nhật tăng khi USD/JPY lo lắng dao động quanh mức can thiệp

USD/JPY chỉ thấp hơn một chút so với mức 162.000. Đây là mức cao nhất…

3 ngày ago

Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ chững lại trước báo cáo bảng lương phi nông nghiệp

Chỉ số chứng khoán tương lai của Hoa Kỳ ít biến động trước kỳ nghỉ…

3 ngày ago

RSI là gì? Chỉ báo RSI có ý nghĩa gì trong đầu tư Forex?

RSI là gì? RSI là một chỉ báo tương quan sức mạnh được nhiều trader…

4 ngày ago

Giá vàng tăng khi Powell của Fed duy trì hy vọng cắt giảm lãi suất

Giá vàng tăng cao ở Châu Âu và Châu Á. Địa chính trị tiếp tục…

4 ngày ago