Như các bạn đã biết, tiền tệ Việt Nam đã được lưu truyền và sử dụng hơn 76 năm kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời. Do đó, khi nói đến các mệnh giá tiền Việt Nam thì chắc ai cũng biết. Tuy nhiên, mấy ai biết được lịch sử của những mệnh giá tiền và giá trị của chúng thời nay. Trải qua từng thời kỳ, mệnh giá cũng như giá trị của các đồng tiền cũng thay đổi do sự thay đổi của nhu cầu con người. Hãy cùng FX Việt tìm hiểu về các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay và trong quá khứ nhé!
- Giải Thích Về Mối Tương Quan Tiền Tệ Trong Ngoại Hối
- Dòng chảy tiền tệ là gì? Yếu tố tác động đến tiền tệ
- Khủng hoảng tiền tệ là gì? Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền tệ
- Tổng hợp danh sách ký hiệu tiền tệ của các nước
- Tiền Việt Nam được in ở đâu? Quy trình sản xuất như thế nào?
Tiền Việt Nam đồng là gì?
Tiền Việt Nam (Đồng) hay Vietnamese Dong (VND)là tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Tiền giấy và tiền kim loại là hai loại tiền tệ từng được sử dụng ở Việt Nam. Nhưng hiện tại, tiền kim loại đã được thu hồi vì một số lý do nhất định.
Đồng tiền pháp định và chính thức được lưu hành ở Việt Nam là tiền đồng. Kể từ năm 2003, tiểu bang đã sử dụng các phương pháp tiên tiến để đúc tiền polymer có khả năng chống làm giả, chống thấm nước và các đặc tính khác.
Khám phá mệnh giá tiền Việt Nam qua các thời kỳ
Khi những đồng tiền cổ xưa không còn giá trị sử dụng nữa, con người sẽ dùng nó để sưu tầm, giá trị sưu tầm tiền cổ cũng khá cao và được yêu thích hiện nay.
Một số mệnh giá tiền cổ:
- Mệnh giá tiền Thông bảo hội sao: Đây là mệnh giá tiền đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam được làm bằng chất liệu giấy vào năm 1393. Đồng tiền này được thời nhà Hồ (Hồ Quý Ly) phát hành, nhưng vì thời điểm đó nền kinh tế đất nước chưa được phát triển nên các chính sách sản xuất tiền giấy này bị thất bại và thay thế cho tiền Thông bảo hội sao là hàng hóa, vật chất hoặc tiền xu.
- Mệnh giá tiền Đông Dương: Tiền Đông Dương cũng là tiền giấy được phát hành từ năm 1885 đến năm 1954, khi 3 nước Đông Dương phải chịu ách thống trị của Pháp. Tiền Đông Dương với mệnh giá 100 đồng được phát hành và cho phép lưu thông đầu tiên tại đất nước chúng ta.
Trên đồng tiền này có hình 3 người phụ nữ tượng trưng cho văn hóa của 3 nước Đông Dương (Lào – campuchia – Việt Nam). Bên cạnh đó còn cho phát hành đồng 1 đồng và giá trị của nó thấp hơn so với đồng 100 đồng trên.
- Mệnh giá tiền giấy bạc cụ Hồ: Khi nước Dân chủ Cộng hòa ra đời thì cũng là thời điểm tiền giấy cụ Hồ xuất hiện, đó là năm 1947. Điều này cũng ngầm khẳng định chủ quyền của đất nước chúng ta.
Tờ tiền này có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh và in trên tờ tiền dòng chữ “Việt Nam dân chủ Cộng Hòa”. Mặt sau của tờ tiền in hình công – nông – binh. Mệnh giá tiền lúc này gồm có 1 đồng, 5 đồng, 10, 20, 50, 100 và 500 đồng.
- Tiền giấy ngân hàng Quốc gia Việt Nam: Khi ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành lập vào năm 1951 thì cũng là lúc mệnh giá tiền được thay đổi. Trong đó, được bổ sung thêm mệnh giá 200 đồng và thay đổi màu sắc của từng mệnh giá ở mặt phía sau.
Điểm khác biệt của loại tiền này là bạn có thể dùng 1 đồng tiền mới để đổi lấy 10 đồng tiền cũ, tức tiền giấy cụ Hồ. Việc làm này nhằm để thu hồi lại tiền cũ và lưu thông tiền mới. Một sự kiện đặc biệt nữa là từ 2/1959 đến 10/1960, tiền ngân hàng có thể được chuyển thành tiền Liên Xô với 1 đồng = 1.36 rúp = 1.2 USD.
Cho đến năm 1954 đến 1975 khi Việt Nam bị chia cắt 2 miền thì đồng tiền cũng bị thay đổi nhưng vẫn được gọi chung là tiền đồng.
- Mệnh giá tiền sau giải phóng 1975: Thời điểm đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, tiền đang được lưu thông tại miền Nam bị mất giá và nhà nước quyết định phát hành tiền mới gọi là tiền giải phóng. Việc thu hồi tiền cũ và phát hành tiền mới lại bắt đầu, 1 đồng tiền mới bằng 500 đồng tiền cũ.
Năm 1978 khi nhà nước đã ổn định, các mệnh giá tiền Việt Nam lại một lần nữa bị thay đổi, mệnh giá lúc này là 5 hào, 1, 5, 10, 20, 30, 50 và 100 đồng.
- Mệnh giá tiền đồng năm 1985: Đứng trước tình hình kinh tế phức tạp và nguồn tiền trở nên khan hiếm, nhà nước lại thu hồi tiền với 10 đồng cũ bằng 1 đồng mới, thêm vào 3 mệnh giá mới là 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng.
- Mệnh giá tiền giấy Việt Nam thế kỷ XX: Tại thời điểm này có khá nhiều sự thay đổi qua từng năm, chất liệu sản xuất tiền cũng đổi thành cotton. Cụ thể, năm 1990 thêm mệnh giá 10.000 và 20.000, năm 1994 thêm 50.000 và năm 2000 thêm tờ 100.000.
Thời điểm này tiền xu vẫn được dùng nhưng sau một thời gian thì không phù hợp nên không sử dụng nữa.
Xem thêm: https://fxviet.net/cac-menh-gia-tien-do/
Các loại tiền Việt Nam hiện nay
Hiện tại, Việt Nam chỉ sử dụng 2 loại tiền là giấy và tiền Polymer. Sở dĩ, Việt Nam sử dụng tiền Polymer là vì độ an toàn và tính tiện lợi, ngoài Việt Nam thì cũng có rất nhiều nước trên thế giới đang dùng chất liệu này. Đặc điểm của những mệnh giá tiền hiện nay như sau:
Với mệnh giá 500.000 đồng
- Được phát hành vào năm 2003.
- Màu sắc của đồng 500 nghìn đồng là lơ tím sẫm.
- Mặt trước của tiền in quốc ngữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và hình vị Chủ tịch vĩ đại Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Ngân hàng nhà nước Việt Nam và nhà của chủ tịch tại Kim Liên. Đồng 500.000 là mệnh giá cao nhất trong các mệnh giá tiền Việt Nam.
Với mệnh giá 200.000 đồng
- Được phát hành năm 2006.
- Màu sắc nhận dạng: Đỏ nâu.
- Mặt trước in quốc ngữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và hình vị Chủ tịch vĩ đại Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình vịnh Hạ Long.
Với mệnh giá 100.000 đồng
- Được phát hành năm 2004.
- Màu sắc nhận dạng: Sự kết hợp giữa màu xanh lá cây đậm và nhạt.
- Mặt trước tương tự như 200 và 500 nghìn đồng, mặt sau in hình văn miếu Quốc Tử Giám.
Với mệnh giá 50.000 đồng
- Được phát hành năm 2003.
- màu sắc nhận diện: Nâu tím đỏ
- Mặt sau của tiền in hình di tích Nghênh Lương Đình – Phu Văn lâu Huế.
Với mệnh giá 20.000 đồng
- Được phát hành năm 2006.
- Màu sắc nhận diện: Màu xanh lơ đậm.
- Hình in ở mặt sau của đồng tiền này là Chùa Cầu ở Hội An tại Quảng Nam.
Với mệnh giá 10.000 đồng
- Được phát hành năm 2006.
- Màu sắc nhận diện: Màu nâu đậm trên nền vàng xanh.
- Hình in ở mặt sau của đồng tiền này là mỏ dầu Bạch Hổ, đây là địa điểm cung cấp dầu lớn nhất Việt Nam.
Với mệnh giá 5.000 đồng
- Được phát hành năm 1993.
- Màu sắc nhận diện: Màu xanh lơ sẫm.
- Hình in ở mặt sau của đồng tiền này là thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai – Công trình thủy điện của Việt Nam và Liên xô.
Với mệnh giá 2.000 đồng
- Được phát hành năm 1989.
- Màu sắc nhận diện: Nâu sẫm
- Hình in ở mặt sau của đồng tiền này là công nhân làm việc tại nhà máy dệt Nam Định có ý nghĩa lớn trong phong trào cách mạng công nhân tại Việt Nam.
Với mệnh giá 1.000 đồng
- Được phát hành năm 1989.
- Màu sắc nhận diện: Tím trắng
- Hình in ở mặt sau của đồng tiền này là người lao động khai thác gỗ tại Tây nguyên.
Với mệnh giá 500 đồng
- Được phát hành năm 1989.
- Màu sắc nhận diện: Đỏ cánh sen.
- Hình in ở mặt sau của đồng tiền này là cảng Hải Phòng tại quận Hồng Bàng và Ngô Quyền.
Tiền Việt Nam được in ở đâu? Việt Nam có tự in tiền được không?
Các mệnh giá tiền Việt Nam sẽ được phát hành và in theo quy định tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010:
- Tiền giấy và tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước độc quyền phát hành.
- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế có đủ nguồn cung cả tiền kim loại và tiền giấy cả về số lượng và hình thức.
- Tài sản “Tín dụng” của Ngân hàng Nhà nước cân đối với tài sản “Nợ” của nền kinh tế là tiền đang lưu thông dưới dạng giấy và kim loại.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước là tổ chức duy nhất phát hành tiền giấy và tiền kim loại của quốc gia. Nhà máy in tiền của Việt Nam hiện nằm ngay trên đường Phạm Văn Đồng, thủ đô Hà Nội.
Cách nhận biết tiền Việt Nam đồng thật giả
Kiểm tra tiền giả bằng điện thoại
Hãy sử dụng đèn flash điện thoại hoặc các nguồn sáng khác để chiếu sáng tờ tiền. Các đặc điểm sau đây sẽ giúp chúng tôi xác định xem các mệnh giá tiền Việt Nam đó là thật hay giả:
Hình bóng chìm:
- Tiền thật: Khi chiếu sáng tiền polymer có giá trị từ 20.000 đồng đến 500.000 đồng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện ra. Khi tờ tiền polymer trị giá 10.000 đồng được chiếu sáng, ngôi chùa một cột sẽ xuất hiện.
- Tiền giả: Điều này không thể thấy được ở tiền giả.
Dây bảo hiểm:
- Tiền thât: Tờ tiền có hai chuỗi bảo hiểm riêng biệt, một hàng chữ số mệnh giá và chữ “NHNN” phông chữ trắng tinh tế, rực rỡ.
- Tiền giả: Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này
Kiểm tra tiền polymer thật giả bằng tay
Vò tờ tiền:
Đây là cách đơn giản để kiểm tra tiền thật hay tiền giả. Theo đó, bạn chỉ cần vò tờ tiền polymer. Nếu nó là tiền thật thì nó sẽ có độ đàn hồi và khả năng phục hồi cao, cho phép nó trở lại hình dạng ban đầu ngay cả khi bị vò nát. Ngược lại, tiền giả sẽ không có độ đàn hồi và không thể trở về hình dạng ban đầu.
Kiểm tra độ nhám:
Ngoài việc vò nát đồng tiền, một kỹ thuật phổ biến khác là kiểm tra bề mặt của nó gồ ghề như thế nào.
Tiền thật: Khi chạm vào tờ tiền bạn sẽ cảm nhận được độ nổi của các yếu tố in lõm, nhám ráp của nét in như chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được in trên mặt trước của tất cả các mệnh giá, cùng với quốc huy và mệnh giá bằng chữ và số.
Tiền giả khi chạm vào có cảm giác mịn màng và không có độ nhám.
Nhận biết tiền polymer thật qua các cửa sổ trong suốt
Sẽ có các ô trong suốt ở phía trên bên trái phía trước của tờ tiền Polymer. Ngoài ra, sẽ có những hình ảnh ẩn giấu xung quanh chúng ta khi chúng ta nhìn qua cửa sổ này và mỗi số tiền sẽ có một hình ảnh khác nhau.
- Tiền thật: Cửa sổ lớn có cụm số dập nổi là các mệnh giá được dập nổi tinh xảo. Cửa sổ nhỏ có yếu tố.
- Tiền giả: Không có thành phần hình ảnh ẩn trong các cửa sổ nhỏ và cụm mệnh giá in nổi trên cửa sổ lớn không phức tạp như tiền thật.
Kết luận
Phía trên là toàn bộ các mệnh giá tiền Việt Nam trước đây và hiện tại đang được lưu hành trong nước. Nếu đang sở hữu những đồng tiền cổ, cũ, bạn có thể để sưu tầm hoặc bán cho những người thích sưu tầm tiền sẽ rất có giá đấy! Hy vọng bạn sẽ thấy thú vị với những kiến thức về mệnh giá tiền Việt hôm nay!