Categories: Tài chínhBên lề

KYC là gì? Tìm hiểu về tầm quan trọng của KYC

KYC là gì? KYC là một thuật ngữ được sử dụng trong tài chính, ngân hàng liên quan đến việc xác minh tài khoản. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bạn có thể xem hết bài phân tích về KYC của FX Việt hôm nay.

Thuật ngữ KYC là gì?

Tìm hiểu kiến thức KYC là gì?

KYC là Know Your Customer có thể tạm dịch là biết hay hiểu khách hàng của bạn. Nhưng ý nghĩa của cụm từ này là quá trình xác thực danh tính của khách hàng khi mở tài khoản tại ngân hàng.

Nếu xét về phía ngân hàng, thì đây là cách để ngân hàng biết rằng đấy đích thực là khách hàng đã đăng ký tài khoản. Ngân hàng sẽ lọc những khách hàng không đáp ứng được yêu cầu KYC và loại họ ra khỏi danh sách mở tài khoản hoặc tạm ngưng hợp tác với khách hàng không đủ điều kiện đó.

eKYC là gì?

Xác thực eKYC online

Ngoài KYC còn có khái niệm về eKYC, tức là định danh khách hàng điện tử. Để đơn giản hóa quá trình thực hiện những giấy tờ, thủ tục, thì công nghệ eKYC đã ra đời. Hiện đang có rất nhiều ngân hàng chuyển sang hình thức nhận biết khách hàng thông qua phương thức điện tử khi đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền chấp thuận.

Công nghệ eKYC phát triển khiến cho quá trình làm giả được loại bỏ. Các tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra những dữ liệu như giọng nói, vân tay hay khuôn mặt.

Thực chất, KYC và eKYC đều như nhau, chỉ có đều eKYC được dùng cho môi trường online.

Tầm quan trọng của KYC

Xác thực KYC có quan trọng hay không?

Trước khi bắt đầu sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, khách hàng phải trải qua bước xác minh tài khoản, để ngân hàng biết được thông tin của khách hàng.

Việc biết được thông tin chính xác từ khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng giám sát và đưa khách hàng đó vào hệ thống quản lý của mình.

Mọi thủ tục của KYC đều xoay quanh việc lấy thông tin để biết khách hàng đó có thật hay không, đồng thời đánh giá và giám sát rủi ro. Chính nhờ KYC mà ngân hàng phát hiện và ngăn ngừa tình trạng rửa tiền, tham nhũng hay một số việc làm bất hợp pháp khác.

Những người phải thực hiện quá trình KYC là ai?

Những đối tượng cần thực hiện quá trình xác thực KYC bao gồm:

  • Những đối tượng muốn mở tài khoản tại ngân hàng.
  • Những đối tượng muốn mở thẻ tín dụng tại ngân hàng.
  • Những người muốn mở tài khoản và giao dịch chứng khoán.
  • Những người muốn mở tài khoản theo hình thức online.
  • Những người muốn mở tài khoản trên trang mạng điện tử.

Nhìn chung, khi mở tài khoản tại ngân hàng dù là trực tuyến hay tại quầy thì vẫn phải tuân thủ quá trình KYC. Thường thì những tài khoản ATM hay tài khoản ngân hàng sẽ có mức độ yêu cầu về KYC cao hơn những loại tài khoản khác.

Xác minh KYC là gì? Quy trình thực hiện

Quy trình của KYC bao gồm việc xác minh khuôn mặt, xác minh ID và xác minh tài liệu (hóa đơn có địa chỉ, sinh trắc học hoặc thu nhập cá nhân. Dưới đây là các bước thực hiện:

Quy trình xác minh KYC trong ngân hàng

Bước 1: Lấy thông tin của khách hàng

Khách hàng sẽ điền thông tin vào mẫu khai thông tin mà ngân hàng cung cấp, gồm: họ tên, số điện thoại, CMND, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú và tạm trú, … Những thông tin và hồ sơ cung cấp cho ngân hàng phải đảm bảo hiệu lực và tính nguyên vẹn để quá trình thẩm định được thuận lợi hơn.

Bước 2: Thu thập và thẩm định thông tin

Những tổ chức tài chính này sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin về CMND, CCCD hay là hộ chiếu để đối chiếu với thông tin mà khách hàng khai báo.

Trước kia khi công nghệ chưa phát triển, nhân viên là người sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin hồ sơ khách hàng. Nhưng hiện nay nhiều ngân hàng đã sử dụng công nghệ nhận dạng chữ viết để đẩy nhanh quá trình kiểm tra.

Khi quá trình kiểm tra thành công, quá trình đối chiếu thông tin với bên thứ 3 và cơ sở dữ liệu để chấm điểm tín dụng và xác thực. Sau đó, nhân viên sẽ quyết định từ chối hay chấp nhận việc giao dịch với khách hàng của mình.

Ý nghĩa của KYC trong đầu tư

Trong đầu tư, KYC có nghĩa là Know Your Client, đây cũng chính là hình thức tiêu chuẩn trong đầu tư. Thông tin này sẽ cho nhà đầu tư biết được về tình hình tài chính và khả năng chịu rủi ro của khách hàng.

Yêu cầu KYC giúp bảo vệ những bên liên quan trong đầu tư, mục đích hướng đến lợi ích tốt trong kinh doanh của cá nhân đầu tư hoặc các công ty đầu tư.

Có thể với nhiều người KYC không quan trọng, nhưng nó thật sự có ý nghĩa lớn đối với lĩnh vực kinh doanh. Một số doanh nghiệp còn dùng KYC để xác minh danh tính của khách hàng khi họ bắt đầu đầu tư.

Kết luận

Tài khoản ngân hàng bao gồm những thông tin liên quan đến tiền của bạn, do đó, tính bảo mật là cực kỳ quan trọng. Sau bài viết KYC là gì ngày hôm nay, chắc nhiều khách hàng đã hiểu hơn về các thủ tục khi mở tài khoản tại một số ngân hàng.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
phungphuc

Giới thiệu về bản thân: Phúc Phùng là một người có kiến thức về lĩnh vực tài chính vì công việc yêu cầu tôi phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Tôi muốn chia sẻ nó đến với mọi người để học có cái nhìn cụ thể hơn, chính xác hơn về tài chính nói chung và Forex nói riêng. Mặc dù không phải là một chuyên gia đầu tư Forex hay một nhà đầu tư thành công, nhưng tôi vẫn muốn mang đến nguồn kiến thức vô hạn đến với bạn đọc trên chính website Fx.com.vn này.

Recent Posts

Fibonacci là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci chốt lời hiệu quả

Nhà toán học người Ý, ông Leonardo Pisano (1170-1250) là người cho ra đời dãy…

2 ngày ago

Thị trường chứng khoán Indonesia tăng cao hơn

Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng cao hơn trong các phiên giao dịch liên…

2 ngày ago

Chứng khoáng Mỹ mở cửa trái chiều sau báo cáo bảng lương tư nhân

Các sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Hoa Kỳ mở cửa giao dịch trái…

2 ngày ago

Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư

John Bollinger, cha đẻ của công cụ phân tích kỹ thuật "chỉ báo bollinger bands…

3 ngày ago

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Chỉ số CPI và lạm phát có mối liên hệ gì với nhau?

Ở các bài viết trước đây chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về các…

3 ngày ago

NVIDIA lập kỷ lục mới theo hướng tiêu cực vào phiên giao dịch hôm thứ Ba

NVIDIA và các nhà đầu tư đã quen với việc công ty liên tục phá…

3 ngày ago