Petrodollar là gì? – Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Libya và các cuộc xung đột khác ngoài sự can thiệp của siêu cường số một thế giới – Mỹ. Chính xác thì Petrodollar là gì? Tương lai của Petrodollar như thế nào? Tác động của Petrodollar đối với USD? Hãy cùng Fx.com.vn đi tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!
Petrodollar là gì?
Petrodollar là đồng tiền mà các quốc gia sử dụng để thanh toán cho các quốc gia xuất khẩu dầu. Việc trao đổi dầu lấy đô la Mỹ giữa người tiêu dùng dầu và các quốc gia sản xuất dầu được gọi là “hệ thống Petrodollar”.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ giữa những năm 1970, khi đó giá dầu tăng lên mức cao kỷ lục, là nguyên nhân làm phát sinh Petrodollar. Petrodollar góp phần ổn định giá dầu được biểu thị bằng USD.
Trước đây, Petrodollar được hiểu là số tiền mà các thành viên OPEC và các quốc gia Trung Đông thu được từ việc bán dầu, nhưng trong những năm gần đây, thuật ngữ này cũng được mở rộng sử dụng sang các quốc gia khác.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng Petrodollar là thu nhập của dầu mỏ bằng đồng đô la Mỹ. Đối với nhiều quốc gia OPEC xuất khẩu dầu cũng như các nhà xuất khẩu dầu khác ở Trung Đông, Na Uy và Nga, Petrodollar được xem là nguồn thu nhập chính.
Bởi vì bản chất của Petrodollar thực sự là đô la Mỹ, do đó sức mua của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng vào tỷ lệ lạm phát cũng như giá trị của đồng đô la Mỹ. Điều này ngụ ý rằng các lực lượng kinh tế tương tự ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến Petrodollar. Vì vậy, nếu giá trị của đồng đô la giảm, Petrodollar cũng giảm, và doanh thu của các quốc gia xuất khẩu dầu cũng sẽ giảm.
Nguồn gốc của Petrodollar
Hệ thống petrodollar có nguồn gốc từ Thỏa thuận Bretton Woods. Tuy nhiên, Tổng thống Nixon đã tuyên bố vào năm 1971 rằng đồng đô la Mỹ sẽ không còn được sử dụng để đổi lấy vàng do lạm phát nghiêm trọng.
Sau khi Mỹ và Ả-rập Xê-út quyết định ấn định giá dầu bằng đô la Mỹ, hệ thống Petrodollar đã được thiết lập. Theo đó, bất kỳ quốc gia nào muốn mua dầu từ chính phủ Saudi sẽ cần phải đổi tiền của họ sang đô la Mỹ thì mới có thể mua dầu được. Sau đó, các quốc gia OPEC khác đã sao chép chiến lược này và niêm yết giá dầu của họ bằng đô la Mỹ.
Tái chế Petrodollar
Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có thể dự trữ tiền tệ đáng kể bằng đồng đô la vì Petrodollar về bản chất là đô la Mỹ.
Tái chế đô la dầu mỏ là quá trình tái sử dụng những khoản thặng dư này để chúng có thể được chuyển vào quá trình tiêu dùng và đầu tư của Hoa Kỳ thông qua việc mua trái phiếu và tín phiếu của Hoa Kỳ.
Nhờ vào Petrodollar, sự phụ thuộc của các quốc gia xuất khẩu vào thu nhập từ dầu mỏ giảm đi và thị trường tài chính Hoa Kỳ được cung cấp nhiều thanh khoản hơn.
Tương lai của hệ thống Petrodollar
Một số quốc gia bắt đầu tranh luận về những lợi thế của hệ thống Petrodollar khi giá trị của đồng đô la Mỹ giảm. Ví dụ, Iran, Nga và Ấn Độ đã nghĩ đến việc thanh toán bằng đồng tiền của họ thay vì đô la Mỹ khi bán hàng hóa.
Trung Quốc cho biết vào cuối năm 2017 rằng họ đang nghĩ đến việc công bố giá dầu bằng đồng nhân dân tệ. Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, coi đây là một sự điều chỉnh hợp lý đối với việc niêm yết giá dầu.
Kết luận
Petrodollar không chỉ là một thuật ngữ, nó còn là từ truyền tải tình trạng của nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung và sức mạnh tương đối của USD trên thị trường. Để biết được giá trị của sự hỗ trợ bằng dầu mỏ của đồng đô la đòi hỏi phải có kiến thức về Petrodollar. Từ đó, bạn có thể xây dựng một cái nhìn tổng quan về giao dịch với dầu hoặc USD và hiểu USD và giá dầu có liên quan như thế nào?
Hy vọng thông qua bài viết trên của FX Việt bạn đã có cái nhìn tổng quan về Petrodollar cũng như tương lai của Petrodollar như thế nào? Hãy truy cập website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Chúc bạn đầu tư thành công!