Categories: Đầu tưBên lề

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả hiện nay

Một vấn đề luôn được quan tâm và gây nhức nhối trong nhiều doanh nghiệp đó là việc quản trị rủi ro. Hơn nữa, với tình hình dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành trên mọi mặt trận thì các doanh nghiệp lại càng quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn bao giờ hết. Để giúp các doanh nghiệp tìm được quy trình quản lý rủi ro tốt và hiểu được quản lý rủi ro là gì, hãy cùng Forex Việt tìm hiểu thêm qua bài viết hôm nay.

Quản trị rủi ro là gì?

Tìm hiểu quản trị rủi ro là gì

Rủi ro là một yếu tố không chắc chắn và nó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro tức là bạn phải dự đoán trước được những yếu tố sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai và có biện pháp ngăn chặn đối với mối nguy hiểm đó.

Thông thường, những doanh nghiệp sẽ quản lý rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, chẳng hạn: mua bảo hiểm rủi ro khi có hỏa hoạn, thiên tai hoặc bị trộm cắp. Bên cạnh đó, còn có một số loại bảo hiểm trách nhiệm như: bảo hiểm sơ suất để bồi thường thiệt hại, những mất mát cho người lao động hoặc giải quyết những vụ kiện tụng.

Ngoài ra, có một số rủi ro liên quan đến công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần quản lý rủi ro hay không?

Doanh nghiệp cần quản lý rủi ro hay không?

Việc quản trị rủi ro là vô cùng quan trọng, không những các doanh nghiệp mà bất kỳ ai cũng nên có sự chuẩn bị và lường trước những rủi ro mà mình phải gánh chịu.

Nhờ có quản lý rủi ro, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn và đồng thời có thể giảm thiểu được thiệt hại do rủi ro gây ra.

Thêm vào đó, nếu một doanh nghiệp luôn chú trọng trong những phương án quản lý rủi ro, thì sẽ có thông tin cụ thể về rủi ro đó và đưa ra những biện pháp đi kèm để có thể bảo đảm được việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị đình trệ.

Hơn nữa, việc biết và quản lý rủi ro hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của mình một cách hoàn hảo hơn. Bởi những tình huống dự đoán từ trước đã được giải quyết trơn tru, tìm đúng nguồn gốc và xử lý thận trọng.

Như những gì bạn biết, những nhà đầu tư khi muốn bỏ vốn vào một doanh nghiệp nào đó, họ thường nhìn vào tổng quan kết quả đạt được của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn nhìn cách mà doanh nghiệp đó quản lý rủi ro cho chính doanh nghiệp của mình có tốt hay không.

Do đó, có thể thấy doanh nghiệp cần phải quản trị rủi ro một cách thông minh và sáng suốt nhất, thì mới đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Quy trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro cũng cần phải có một quy trình nghiêm ngặt thì mới có thể xử lý tốt được. Dưới đây là quy trình thường được áp dụng và khá thành công trong các doanh nghiệp:

Bước 1: Tìm hiểu giới hạn xử lý rủi ro mà doanh nghiệp phải gặp

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xây dựng được môi trường kinh doanh và bối cảnh thực hiện chiến lược, mục tiêu của mình, từ đó có thể xác định đâu là mức độ quản lý rủi ro và giới hạn xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải gắn kết những hoạt động và những công việc chính cần phải quản lý rủi ro.

Bước 2: Xác định rủi ro

Xác định rủi ro, tức là trong chiến lược, kế hoạch, mục tiêu đã vạch sẵn, sẽ có những mối nguy hiểm nào có thể ảnh hưởng đến những chiến lược này. Sau khi đã nhận biết được hết những mối nguy hiểm này, bạn cần chia chúng ra thành từng nhóm từ quan trọng đến ít quan trọng hơn để dễ dàng trong việc quản lý.

Bước 3: Đánh giá mức độ rủi ro

Doanh nghiệp cần đánh giá xem rủi ro nào có khả năng xảy ra hơn và rủi ro nào không có khả năng xảy ra. Nhờ vào bước phân loại rủi ro ở trên, việc đánh giá mức độ rủi ro ở bước này cũng trở nên đơn giản hơn.

Sau khi đã đánh giá được mức độ rủi ro, doanh nhiệm cần xem xét những biện pháp có thể giúp quản trị rủi ro trong doanh nghiệp tốt nhất.

Bước 4: Đưa ra biện pháp ngăn chặn rủi ro

Biện pháp ngăn chặn rủi ro phải đáp ứng được chi phí và mức rủi ro đạt mức doanh nghiệp có thể chấp nhận được.

Ở bước này, doanh nghiệp cần vạch ra những hành động và giải pháp cụ thể mình sẽ làm, đồng thời liệt kê những thứ cần thiết và mức chi phí cho mỗi loại rủi ro cụ thể.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Sau khi đã có biện pháp hiệu quả, doanh nghiệp cần có cách kiểm soát hòa hảo nhằm ứng phó với rủi ro.

Những biện pháp kiểm soát bao gồm:

  • Kiểm soát phòng ngừa: Loại kiểm soát này bao gồm những biện pháp để xử lý các sự cố không mong muốn sẽ xảy đến
  • Kiểm soát phát hiện: Phát hiện những biện pháp phòng ngừa còn thiếu sót và nhanh chóng có chiến lược ứng phó kịp thời
  • Kiểm soát khắc phục: Dùng những biện pháp khác nhau để có thể phục hồi, giảm thiểu hậu quả của rủi ro

Bước 6: Giám sát kết quả và báo cáo

Sau khi đã kiểm soát được rủi ro, doanh nghiệp cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ. Nếu có bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro, thì cần được báo cáo ngay để kịp thời xử lý.

Chuẩn mực quản trị rủi ro doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế

Chuẩn mực quản trị rủi ro doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế

Có rất nhiều các chuẩn mực để quản trị rủi ro trên khắp thế giới, nhưng trong bài hôm nay Fx.com.vn sẽ giới thiệu cho bạn một số tiêu chuẩn quản trị rủi ro trong kinh doanh:

  • COSO 2004: Đây được gọi là khung quản trị rủi ro doanh nghiệp. Nó bao gồm những khái niệm về việc quản lý rủi ro. Mục tiêu của COSO 2004 là giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất kinh doanh của mình, bằng những biện pháp, chiến lược quản lý rủi ro tốt nhất.
  • ISO 31000:2009: Tiêu chuẩn này là một cái chung, nhờ vào nó những doanh nghiệp có thể hiểu được những quy tắc, quy định để nhìn nhận được hướng đi đúng đắn và hiệu quả nhất. ISO 31000:2009 còn giúp doanh nghiệp nhận biết được những cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh, nhằm giảm thiểu mọi tổn thất do rủi ro gây ra.
  • FERMA 2002: Chuẩn mực này cũng khá giống với ISO 31000:2009, nhưng nó lại đi sâu vào những thành phần của một hệ thống quản lý rủi ro hơn.

Kết luận

Nhìn chung, quản trị rủi ro là một vấn đề vô cùng cấp thiết của doanh nghiệp. Chỉ có đo lường và có biện pháp kiểm soát rủi ro thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm sản xuất, hoạt động. Hơn nữa, quản trị rủi ro cũng mang lại rất nhiều hữu ích, bởi rủi ro không chỉ mang tính tiêu cực mà còn mang tính tích cực nếu doanh nghiệp biết cách xử lý tốt.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
phungphuc

Giới thiệu về bản thân: Phúc Phùng là một người có kiến thức về lĩnh vực tài chính vì công việc yêu cầu tôi phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Tôi muốn chia sẻ nó đến với mọi người để học có cái nhìn cụ thể hơn, chính xác hơn về tài chính nói chung và Forex nói riêng. Mặc dù không phải là một chuyên gia đầu tư Forex hay một nhà đầu tư thành công, nhưng tôi vẫn muốn mang đến nguồn kiến thức vô hạn đến với bạn đọc trên chính website Fx.com.vn này.

Recent Posts

Cách sử dụng chỉ báo RSI để phát hiện phân kỳ trong giao dịch Forex

Như các bạn đã biết, các chỉ báo kỹ thuật là công cụ không thể…

3 ngày ago

LiteFinance lùa gà khách hàng có đúng không? Vạch trần sàn LiteFinance

Thị trường ngoại hối ngày càng phát triển kéo theo đó là sự ra đời…

3 ngày ago

Yên Nhật tăng khi USD/JPY lo lắng dao động quanh mức can thiệp

USD/JPY chỉ thấp hơn một chút so với mức 162.000. Đây là mức cao nhất…

3 ngày ago

Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ chững lại trước báo cáo bảng lương phi nông nghiệp

Chỉ số chứng khoán tương lai của Hoa Kỳ ít biến động trước kỳ nghỉ…

3 ngày ago

RSI là gì? Chỉ báo RSI có ý nghĩa gì trong đầu tư Forex?

RSI là gì? RSI là một chỉ báo tương quan sức mạnh được nhiều trader…

4 ngày ago

Giá vàng tăng khi Powell của Fed duy trì hy vọng cắt giảm lãi suất

Giá vàng tăng cao ở Châu Âu và Châu Á. Địa chính trị tiếp tục…

4 ngày ago