Categories: Đầu tưBên lề

Tellor (TRB) là gì? Có nên đầu tư vào đồng TRB Coin hay không?

Nếu bạn đã theo dõi thị trường tiền điện tử trong hơn một năm nay chắc chắn đã quen thuộc với Chainlink và BAND, hai dự án oracle có thể được gọi là “đỉnh cao” so với mức giá ban đầu của chúng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp oracle vẫn còn rất nhiều hứa hẹn ở phía trước. Cùng tìm hiểu dự án Tellor (TRB) là gì? – một trong các dự án LINK đặc biệt thứ hai. Cùng FX Việt tìm hiểu về dự án Tellor này nhé.

Tellor (TRB) là gì?

Tellor là một hệ thống oracle phi tập trung cho phép người dùng nhập và sử dụng dữ liệu được cung cấp từ bên ngoài blockchain cho các hợp đồng thông minh.

Các nhà phát triển, trình xác thực, nhà cung cấp dữ liệu và chủ sở hữu mã thông báo là những người dùng tiềm năng của mạng lưới Tellor.

Mục tiêu của Tellor là đặt tất cả dữ liệu từ thế giới thực và các ngành nghề khác nhau lên công nghệ blockchain, giúp các nền tảng, ngành nghề này ngày càng phát triển hơn.

Tellor (TRB) là gì?

Tellor hoạt động như thế nào?

Tellor sẽ hoạt động như một người trung gian, thiết lập các hợp đồng thông minh để kết nối nhà cung cấp dữ liệu (data provider) và người tiêu dùng (user smart contract).

  • TRB Coin sẽ được người dùng sử dụng để tip và yêu cầu truy xuất dữ liệu thông qua các query.
  • Các yêu cầu sẽ được quản lý bởi các hợp đồng thông minh, hệ thống sẽ ưu tiên xử lý các yêu cầu có tiền tip cao nhất trước.
  • Sau khi hoàn thành yêu cầu nói trên, mạng lưới các nhà cung cấp dữ liệu sẽ cạnh tranh để tìm ra giải pháp cho yêu cầu và dữ liệu sẽ được cập nhật. Khi quy trình này kết thúc, một khối sẽ được tạo để ghi nhận lại các quá trình đó.

Điểm nổi trội của mô hình Tellor này là gì?

Điểm nổi trội của mô hình Tellor này là gì?

Cách tiếp cận mới: Thay vì sử dụng PoW để xác thực giao dịch, giống như Bitcoin và nhiều hệ thống phổ biến khác hiện nay, TRB lựa chọn sử dụng một phương thức khác là xác thực các điểm dữ liệu từ thế giới thực.

Cơ chế Dispute (Phủ nhận dữ liệu): Chủ sở hữu TRB Coin có thể phủ nhận các điểm dữ liệu do data provider cung cấp. Mạng lưới sẽ bỏ phiếu sau hai ngày để quyết định có ghi lại số lượng dữ liệu do các nhà cung cấp dữ liệu đưa ra hay không.

Phân quyền: Một người khai thác sẽ không thể sở hữu hai khối liên tiếp. Khoảng thời gian tối thiểu mà các thợ đào phải tiếp tục ghi lại các khối là 15 phút (khoảng 3 khối). Không có một node nào có quyền kiểm soát hoàn toàn hệ thống, điều này sẽ giúp đảm bảo sự phân quyền của mạng.

Rõ ràng, nhất quán: Tellor sử dụng các hợp đồng ủy quyền có thể được nâng cấp. Điều này ngụ ý rằng hoạt động và lưu trữ dữ liệu của hợp đồng thông minh sẽ chạy song song, không có sự trùng lặp.

Mạng lưới được đảm bảo an toàn bằng cách nào?

Sử dụng thuật toán giá trị data trung vị kết hợp với cơ chế Dispute sẽ thúc đẩy các nhà data provider cung cấp các giá trị sát với thực tế nhất có thể. Nếu không họ có thể bị phủ nhận và mất hoàn toàn các phần thưởng mining.

Tellor cung cấp cho người dùng cơ chế Staked PoW linh hoạt, điều này giúp loại bỏ được những điểm yếu của các cơ chế đồng thuận PoW truyền thống.

Các chi phí mag các nhóm hacker phải trả để tấn công mạng sẽ tăng mạnh cùng với lượng dữ liệu giả mạo mà chúng tạo ra.

Điểm yếu của mạng lưới Tellor là gì?

  • Nếu giá mã thông báo TRB tăng, chi phí tấn công mạng cũng sẽ tăng lên.
  • Nếu nhu cầu đối với Oracle tăng lên, chi phí cho các cuộc tấn công mạng sẽ chỉ tăng lên, đồng nghĩa với việc nhiều người dùng sẽ tấn công mạng để có được quyền truy cập dữ liệu.
  • Chi phí tấn công mạng sẽ giảm xuống nếu số lượng mã thông báo mà Disputer (người phản bác) là không đủ lớn.

TRB Coin là gì?

Tellor, giống như bất kỳ mạng nào khác trong kinh doanh blockchain, có mã thông báo riêng để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống. TRB Coin (được giới thiệu vào ngày 5/8/2019) là đồng tiền điện tử chính của dự án.

TRB Coin là gì?

Một số thông tin về đồng TRB Coin

  • Mã token: TRB
  • Blockchain: Ethereum (chuẩn ERC-20)
  • Vốn hoá thị trường: 40.310.991 USD.
  • Tổng cung lưu hành: 1.577.679 TRB / 1.658.153 TRB

Token TRB được dùng làm gì?

Staking: Chủ sở hữu các TRB Coin có thể sử dụng chúng để tham gia vào các hoạt động staking như những người khai thác, xác thực dữ liệu trên mạng.

Tip: Người dùng phải sử dụng TRB Coin để tip cho các thợ đào nhằm ưu tiên các yêu cầu truy cập dữ liệu của mình.

Cơ chế burn token: Số tiền tip này sẽ được chia thành hai nửa 5/5. Một nửa số TRB Coin tip này sẽ được trao cho các thợ đào, trong khi phần còn lại sẽ được đốt để hạn chế nguồn cung và đảm bảo giá trị lâu dài của TRB Coin.

Dispute: Người dùng có thể sử dụng TRB Coin này để phản đối nếu dữ liệu do data provider cung cấp không chính xác. Các thợ đào sẽ không kiếm được khoản phần thưởng TRB Coin của mình nếu anh ta bị phản bác thành công. Nếu mạng thừa nhận tính đúng đắn của dữ liệu, người khai thác sẽ được trả thêm TRB Coin của người tố cáo đã từ bỏ các hợp đồng.

Quản trị: Chủ sở hữu TRB Coin cũng có thể sử dụng các đồng coi này tham gia bỏ phiếu để phê duyệt các lựa chọn nâng cấp mạng ngoài việc phản bác để xác minh tính xác thực của dữ liệu.

Phân bổ TRB Coin

TRB không phải là mã thông báo được sản xuất ngay từ đầu và phân phối theo phương pháp mở khóa được xác định trước. Mà TRB Coin có thể được khai thác và đưa vào lưu thông trên thị trường theo thời gian.

Mua bán TRB Coin ở đâu?

Hiện tại, bạn có thể thực hiện các hoạt động mau bán TRB Coin trên các sàn giao dịch uy tín thông qua các cặp tiền tệ như

  • Binance: TRB/USDT, TRB/BTC, TRB/BNB, TRB/BUSD.
  • Huobi: TRB/USDT, TRB/BTC, TRB/ETH.
  • OKEx: TRB/USDT, TRB/BTC, TRB/ETH.
  • Uniswap và Balancer: TRB/ETH.

Cách lưu trữ TRB Coin

Bạn phải có địa chỉ ví tích hợp để lưu trữ các đồng TRB Coin. Ví dụ, bạn có thể lưu trữ các đồng coin này tại các ví phần cứng như Trezor và Ledger. TRB Coin cũng có thể được lưu trữ trong các ví nóng như Trust Wallet, Atomic và MyEtherWallet. Bạn có thể bỏ thẳng vào ví trao đổi nếu muốn chuyển khoản dễ dàng hơn, tuy nhiên điều này không được các chuyên gia khuyến khích.

Đội ngũ và đối tác của Tellor

CEO Brenda Loya: Trước đây Brenda từng là nhà phát triển chính của dự án Daxia (một dự án giao dịch phái sinh phi tập trung trên nền tảng Ethereum). Brenda là một chuyên gia về blockchain, khoa học dữ liệu và khả năng mở rộng.

CTO Nicholas Fett: Cựu giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Daxia. Ông cũng từng là ứng viên Tiến sĩ tại Sở giao dịch hàng hóa và phái sinh Hoa Kỳ (CFTC).

CSO Michael Zemrose: Từng làm việc tại Daxia với vị trí CSO và cố vấn CEO.

Đội ngũ và đối tác của Tellor

Nhân viên của Tellor chủ yếu bao gồm những người đã làm việc trong dự án Daxia trước đó. Tellor ban đầu được tạo ra như một công cụ để trợ giúp dự án Daxia, theo thông tin trên trang web chính thức của nhóm. Tuy nhiên, một khi nhóm nhận thấy tiềm năng của giải pháp Oracle, họ đã mài dũa và cải thiện để tạo ra Tellor hôm nay.

Một số đối tác lớn của Tellor đáng chú ý như MAKER, Binance Labs hay Consensys,..

Kết luận

Trên đây là các thông tin về dự án Tellor mà FX Việt tổng hợp được. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có những thông tin cơ bản và hiểu được Tellor (TRB) là gì? Ngày càng nhiều các dự án ra đời, sức cạnh tranh cũng dần nhiều lên, nhiều nguồn thông tin về các dự án không còn chính xác, hãy tìm hiểu các dự án tiền điện tử này thật kỹ càng trước khi đầu tư nhé. Hãy là một nhà đầu tư, trader thông minh.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Quynh Nhu

Tôi là Quỳnh Như, hiện là biên tập viên của website Fx.com.vn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đã hoạt động trong nhiều vai trò khác nhau đặc biệt là người sản xuất nội dung chất lượng và hữu ích cho cộng đồng giao dịch ngoại hối. Tôi có bằng cử nhân về Tài chính và đã có sự đam mê với thị trường tài chính từ khi còn đi học. Tôi đã theo đuổi sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này và đã làm việc cho một số tổ chức và công ty tài chính hàng đầu trước khi trở thành một biên tập viên trang web Fx.com.vn. Với kinh nghiệm của mình trong phân tích thị trường và giao dịch ngoại hối, tôi hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và xu hướng thị trường. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật và cơ bản để đưa ra những dự đoán và nhận định về sự biến động của thị trường ngoại hối. Với vai trò biên tập viên, tôi đảm nhận trách nhiệm tạo ra nội dung chất lượng và phù hợp cho người đọc. Tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất về thị trường ngoại hối và các sự kiện kinh tế quan trọng để đảm bảo rằng người dùng của tôi có những thông tin chính xác và tin cậy. Ngoài ra, tôi cũng liên tục nghiên cứu và theo dõi các xu hướng mới và chiến lược giao dịch để cung cấp cho người dùng của mình những phân tích sâu sắc và ý kiến ​​chuyên gia. Là một người từng đam mê và yêu thích ngành forex, mục tiêu chính của tôi là hỗ trợ và giúp nhà đầu tư để họ có thể đạt được thành công trong thị trường ngoại hối. Tôi tin rằng kiến thức và sự hiểu biết là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực này, và tôi cam kết cung cấp tài nguyên và hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng của mình.

Recent Posts

Fibonacci là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci chốt lời hiệu quả

Nhà toán học người Ý, ông Leonardo Pisano (1170-1250) là người cho ra đời dãy…

2 ngày ago

Thị trường chứng khoán Indonesia tăng cao hơn

Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng cao hơn trong các phiên giao dịch liên…

2 ngày ago

Chứng khoáng Mỹ mở cửa trái chiều sau báo cáo bảng lương tư nhân

Các sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Hoa Kỳ mở cửa giao dịch trái…

2 ngày ago

Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư

John Bollinger, cha đẻ của công cụ phân tích kỹ thuật "chỉ báo bollinger bands…

3 ngày ago

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Chỉ số CPI và lạm phát có mối liên hệ gì với nhau?

Ở các bài viết trước đây chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về các…

3 ngày ago

NVIDIA lập kỷ lục mới theo hướng tiêu cực vào phiên giao dịch hôm thứ Ba

NVIDIA và các nhà đầu tư đã quen với việc công ty liên tục phá…

3 ngày ago