Chỉ số PMI là gì? Tầm quan trọng của PMI đối với nhà đầu tư

Chỉ số PMI là gì? Purchasing Managers Index có nghĩa (Quản lý thu mua). Vậy định nghĩa của chỉ số PMI là gì? Là chỉ số đo lường hoạt động kinh tế của ngành sản xuất, chỉ số quản lý thu mua. Nhờ có chỉ số PMI, các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại của các công ty hoặc tập đoàn.

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI và dữ liệu liên quan do ISM đưa ra hàng tháng từ các khảo sát là công cụ ra quyết định rất quan trọng cho nhiều nhà quản lí trong các vai trò khác nhau. Ví dụ như một nhà sản xuất ô tô ra quyết định sản xuất phải dựa trên các đơn đặt hàng mới mà họ mong đợi từ khách hàng của họ trong những tháng tới.

Những đơn hàng mới sẽ đẩy nhanh quyết định chi tiêu của ban giám đốc về nhiều bộ phận và nguyên liệu thô như thép, nhựa. Số dư tồn còn trong kho hiện tại cũng đẩy nhanh lượng ô tô mà bên nhà sản xuất cần hoàn thành xong để làm tiếp các đơn đặt hàng mới và giữ một số hàng tồn kho vào cuối tháng. Một công ty sẽ sử dụng tất cả thông tin chỉ số này để làm kế hoạch ngân sách hằng năm, số lượng nhân viên và dự báo dòng tiền.

Ý nghĩa của chỉ số PMI

PMI là chỉ số được lấy từ dữ liệu thực tế nên có độ chính xác cao và đóng vai trò quan trọng trong các quyết định kinh tế quốc gia. Cụ thể như sau:

Ý nghĩa của chỉ số PMI
  • PMI là một chỉ số quan trọng của nền kinh tế một quốc gia. Đây cũng là công cụ giúp Ngân hàng Trung ương và Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ theo điều kiện thị trường.
  • Chỉ số này được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty và của đất nước. Từ đó, họ có thể xây dựng chính sách điều chỉnh trong quá trình góp vốn đầu tư.
  • Chỉ số PMI có ảnh hưởng lớn đến các quyết định mua hàng của công ty. Dựa trên chỉ số này, nhà quản lý có thể quyết định có nên mua thêm nguyên liệu sản xuất sản phẩm hay không nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Người quản lý kho có thể sử dụng PMI để xác định lượng hàng tồn kho, lượng hàng cần bổ sung,… để hoàn thành đơn hàng và cân đối số lượng sản phẩm trong kho nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi trong tương lai.
  • PMI cũng có tác động đến các nhà cung cấp vì nó cung cấp dữ liệu cho phép họ dự báo nhu cầu thị trường và đưa ra các chiến lược điều chỉnh giá có lợi cho doanh nghiệp trong khi vẫn phù hợp với thị trường.

Vai trò của chỉ số PMI

PMI là một công cụ quan trọng cho các nhà quản lý và điều hành

PMI là một công cụ quyết định quan trọng dành cho các nhà quản lý và điều hành dưới nhiều vai trò khác nhau. Từ đó, hỗ trợ họ đưa ra quyết định ước tính nhu cầu trong tương lai đối với các sản phẩm của nhà sản xuất cũng như hàng tồn kho.

Giá sản phẩm bị ảnh hưởng bởi thông tin PMI về cung cầu. Nói một cách đơn giản, khi nhu cầu tăng thì giá sản phẩm cũng như chi phí nguyên vật liệu cũng tăng theo. Khi cầu giảm và cung tăng, nhà sản xuất có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm giá nguyên liệu đầu vào để giá thành sản phẩm thấp.

PMI có thể giúp doanh nghiệp xây dựng ngân sách hàng năm, quản lý nguồn nhân lực và dự báo dòng tiền. PMI sẽ dự báo trước những thay đổi trong hoạt động kinh tế như GDP, sản xuất công nghiệp hoặc tỷ lệ việc làm. Đồng thời, các doanh nghiệp theo dõi giá trị và sự biến động của PMI để hiểu rõ hơn về lợi nhuận và xu hướng phát triển kinh tế nói chung.

Tóm lại, chỉ số PMI có tác dụng phản ánh về hoạt động của nền kinh tế. Nó sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quát nhất về tình hình kinh tế của đất nước. Và đặc biệt khi xâu chuỗi các kỳ công bố sẽ cho một bức tranh rõ nét hơn về xu hướng biến động kinh tế của mỗi một quốc gia.

Dựa trên chỉ số này, để đưa ra các chính sách kinh tế, tiền tệ…. Các nhà hoạch định chính sách quốc gia sẽ đánh giá tình hình. Các công ty sẽ điều chỉnh mức độ sản xuất, đặt hàng, có các kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Các nhà đầu tư forex sẽ căn cứ vào đó để đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp.

Phân loại chỉ số PMI trên thị trường

Chỉ số PMI chia thành 2 loại trên thị trường: PMI sản xuất và PMI phi sản xuất

Các thành phần cấu thành nên chỉ số PMI

Chỉ số PMI sản xuất

PMI sản xuất là chỉ số đo lường sức mua trong ngành sản xuất. Chỉ số này bao gồm các trọng số chính như sau:

  • Đơn hàng mới: 30%
  • Sản xuất: 25%
  • Giao hàng từ nhà cung cấp: 15%
  • Hàng tồn kho: 10%
  • Việc làm: 20%

Chỉ số PMI phi sản xuất – PMI dịch vụ

Đây là chỉ số tổng hợp dự báo điều kiện kinh tế tổng thể trong lĩnh vực phi sản xuất. Trong đó, các chỉ số chính được sử dụng để đo lường PMI dịch vụ như:

  • Hoạt động kinh doanh: Tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Đơn hàng mới: Tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Việc làm: Tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ.
  • Giao hàng từ nhà cung cấp

Cách tính chỉ số PMI

Chỉ số PMI được tính theo công thức sau:

PMI = (P1 x 1) + (P2 x 0.5) + (P3 x 0)

Trong đó:

  • P1: Tỷ lệ câu trả lời cho biết hoạt động kinh tế đã “được cải thiện”
  • P2: Tỷ lệ câu trả lời cho biết hoạt động kinh tế “không có thay đổi”
  • P3: Tỷ lệ câu trả lời cho biết hoạt động kinh tế “suy giảm”

Cách đọc chỉ số PMI chính xác

PMI được tính toán dựa trên kết quả khảo sát từ 400 nhà sản xuất trên cả nước

PMI được tính toán dựa trên kết quả khảo sát từ 400 nhà sản xuất trên cả nước. Trong đó, lấy 50 là mức tiêu chuẩn để phân tích vì chỉ số này có giá trị từ 0 đến 100.

  • Nếu kết quả >50: Tổng thể kinh tế thị trường đang tăng
  • Nếu kết quả < 50: Tổng thể kinh tế thị trường đang suy giảm
  • Nếu kết quả bằng = 50: Tổng thể kinh tế thị trường ở trạng thái cân bằng.

Thực tế, đây chỉ là con số dự báo, doanh nghiệp cần xem xét thêm 3 kịch bản sau:

  • PMI thực tế > số dự báo: Nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển tốt, giá trị đồng nội tệ nước đó sẽ tăng nhẹ, các ngành sản xuất, dịch vụ đều phản ứng tích cực.
  • PMI thực tế < số dự báo: Nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại khiến nhà đầu tư ngần ngại đầu tư.
  • PMI thực tế = số dự báo: Thị trường đang đi ngang, không biến động và khá ổn định.

Ưu nhược điểm của PMI

Mặc dù, PMI có tỷ lệ chính xác cao nhưng vẫn tồn tại một số ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm của PMI

  • Chỉ số PMI có độ chính xác lên đến 99.9% vì các số liệu được lấy từ nguồn khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • PMI giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý hiểu rõ tình hình kinh tế đất nước để đưa ra các kế hoạch điều chỉnh cần thiết.
  • Chỉ số này được cập nhật và công bố hàng tháng và được xem là chỉ số trẻ giúp các nhà đầu tư dự báo tình hình kinh tế trong tương lai.

Nhược điểm của PMI

  • Phạm vi hoạt động của PMI còn hạn chế, chỉ phản ánh tình trạng sản xuất chứ không bao quát được toàn bộ thành phần trong khu vực đó.
  • Vì PMI dựa trên khảo sát thực tế từ các doanh nghiệp nên các câu trả lời có thể mang tính chủ quan và không hoàn toàn chính xác với tình hình hiện tại.

Ảnh hưởng của chỉ số PMI đối với nhà đầu tư

PMI Index là gì trong Forex?

PMI được cập nhật và công bố thay đổi tùy theo công ty và quốc gia. Dữ liệu PMI có thể được tìm thấy trên các trang web tài chính, đầu tư như invest.com, pmi.spglobal.com hoặc tradingeconomics,.. trên các phương tiện truyền thông khác.

Nhà đầu tư có thể sử dụng PMI để xác định tình hình kinh tế của một quốc gia, số lượng đơn đặt hàng và sản lượng của nhà sản xuất giảm hoặc tăng, chi phí đầu tư, áp lực lạm phát và nhiều yếu tố khác trên thị trường.

Tuy nhiên, chỉ số này là trung bình của các thành phần nên ngay cả khi tin tốt thì tiền tệ vẫn có khả năng giảm và ngược lại. Bởi vì các nhà đầu tư và các công ty đầu tư xem xét các thành phần một cách chi tiết, có nghĩa là nếu như chỉ số PMI sản xuất bỗng dưng nhảy vọt, thì họ sẽ xem xét tại sao lại như vậy.

Có phải vì đơn đặt hàng mới cao hơn hoặc hàng tồn kho cao hơn không? Những chi tiết như vậy lại quan trọng hơn bản thân kết quả của tin tức đó.

Nếu như bước này xuất phát từ hàng tồn kho cao hơn, ví dụ như việc làm và đơn đặt hàng mới chẳng hạn, thì đây sẽ được coi như là một thay đổi tiêu cực, vì hàng tồn kho cao hơn có nghĩa là doanh số sẽ thấp hơn.

Còn mặt khác, chỉ số này sẽ trở nên yếu hơn vì do hàng tồn kho thấp hơn, trong khi đơn hàng và các thành phần khác sẽ tăng lên, đây là một thay đổi tích cực. Nó hơi phức tạp nhưng là nắm được những khía cạnh này sẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn lý do tại sao thị trường di chuyển theo hướng trái ngược với dữ liệu được phát hành.

Chỉ số PMI ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế như thế nào?

Đối với các nhà quản lý trong nhiều chức năng, PMI và dữ liệu liên quan được tạo ra hàng tháng từ các cuộc khảo sát của PMI là những công cụ ra quyết định quan trọng. Ví dụ, một nhà sản xuất ô tô lập kế hoạch sản lượng theo các đơn đặt hàng bổ sung mà họ dự kiến ​​sẽ nhận được từ khách hàng trong những tháng tới. Ban quản lý đưa ra quyết định về việc mua gì cho hàng trăm bộ phận và nguyên liệu thô như nhựa và thép dựa trên các đơn đặt hàng mới. Số lượng sản lượng mà công ty phải hoàn thành để đáp ứng các đơn đặt hàng mới và có một số hàng tồn kho trong tay vào cuối tháng cũng được xác định bởi số dư hàng tồn kho hiện tại. Các nhà cung cấp cũng sử dụng PMI để thông báo cho các lựa chọn của họ. Nhà cung cấp linh kiện của nhà sản xuất sử dụng PMI để ước tính nhu cầu trong tương lai đối với hàng hóa của mình. Để xác định lượng sản xuất mà khách hàng cần tạo ra, nhà cung cấp cũng muốn biết lượng hàng tồn kho mà khách hàng của mình có. Giá mà nhà cung cấp có thể tính chịu ảnh hưởng của dữ liệu PMI về cung và cầu. Ví dụ, một công ty có thể tăng giá mà họ tính cho khách hàng và chấp nhận tăng giá từ các nhà cung cấp nếu đơn đặt hàng mới của họ đang tăng. Ngược lại, nếu nhà sản xuất nhận được ít đơn đặt hàng hơn, họ có thể cần giảm giá và yêu cầu mức giá rẻ hơn cho các mặt hàng mà họ mua. Một doanh nghiệp có thể ước tính dòng tiền, quản lý mức độ lao động và lập kế hoạch ngân sách hàng năm với sự hỗ trợ của PMI.

So sánh PMI với các chỉ số kinh tế khác

Sự khác nhau giữ PMI và CPI

PMI chủ yếu được sử dụng để đo lường những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế thông qua các biến số bao gồm đơn đặt hàng mới, sản xuất, việc làm, giao hàng của nhà cung cấp và hàng tồn kho. Từ đó có thể đo lường sức khỏe của ngành và hoạt động của công ty, giúp dự đoán tăng trưởng hoặc suy giảm kinh tế trong ngắn hạn. Khác với PMI, chỉ số giá tiêu dùng, hay CPI, là một chỉ số tính toán mức độ thay đổi giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Đo lường mức độ lạm phát hoặc giảm phát trong nền kinh tế là mục tiêu của CPI. Tiền lương, phúc lợi và điều chỉnh hợp đồng cho lạm phát được thực hiện bằng cách sử dụng CPI.

So sánh PMI với GDP (Gross Domestic Product)

PMIcung cấp cái nhìn tổng quan nhanh về tình hình kinh tế hiện tại, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Những thay đổi ngắn hạn trong hoạt động kinh tế được phản ánh trong PMI. Trong khi GDP là một chỉ số toàn diện về sức khỏe kinh tế dài hạn của một quốc gia, có tính đến xuất khẩu ròng, chi tiêu của chính phủ, đầu tư và tiêu dùng.

Theo đó, PMI sẽ được trader sử dụng để dự báo xu hướng ngắn hạn trong kinh tế và giúp điều chỉnh các dự báo GDP. Còn GDP được dùng để đánh giá hiệu suất tổng thể của nền kinh tế và làm cơ sở cho các chính sách tài khóa và tiền tệ dài hạn.

Kết luận

Chỉ số PMI là gì? là 1 trong các chỉ số rất quan trọng mà trader nào cũng theo dõi. Nếu như nắm bắt được chỉ số này thì trader sẽ có thêm hướng phân tích để đưa ra kế hoạch giao dịch hiệu quả hơn rất nhiều, giảm tải sự rủi ro và nắm lấy những cơ hội giao dịch mà không phải ai cũng làm được.

Đây là một vài thông tin cơ bản và cũng rất quan trọng để giải nghĩa cho câu hỏi chỉ số PMI là gì? hy vọng với thông tin này có thể giúp ích cho các trader, nếu bạn muốn tham khảo thêm những kiến thức Forex thú vị khác thì có thể truy cập trang web Fx.com.vn nhé! Chúc các trader thành công!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
IT Nghĩa

View Comments

Recent Posts

Fibonacci là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci chốt lời hiệu quả

Nhà toán học người Ý, ông Leonardo Pisano (1170-1250) là người cho ra đời dãy…

1 ngày ago

Thị trường chứng khoán Indonesia tăng cao hơn

Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng cao hơn trong các phiên giao dịch liên…

2 ngày ago

Chứng khoáng Mỹ mở cửa trái chiều sau báo cáo bảng lương tư nhân

Các sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Hoa Kỳ mở cửa giao dịch trái…

2 ngày ago

Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư

John Bollinger, cha đẻ của công cụ phân tích kỹ thuật "chỉ báo bollinger bands…

2 ngày ago

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Chỉ số CPI và lạm phát có mối liên hệ gì với nhau?

Ở các bài viết trước đây chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về các…

3 ngày ago

NVIDIA lập kỷ lục mới theo hướng tiêu cực vào phiên giao dịch hôm thứ Ba

NVIDIA và các nhà đầu tư đã quen với việc công ty liên tục phá…

3 ngày ago