Gần đây xuất hiện các thông tin về việc sàn “Exness bị chặn ở Việt Nam” đã làm dấy lên nỗi lo sợ cho các trader Việt. Exness tự nhận mình là một trong những sàn giao dịch uy tín nhưng sự việc này đã làm cho danh tiếng của sàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự thật là gì? Hãy cùng Fxviet.net đi tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!
- Những Chiêu Trò Lừa Đảo Trong Ngoại Hối
- Tránh Xa Sàn Giao Dịch Forex Lừa Đảo Nhà Đầu Tư
- Tổng Hợp Danh Sách Các Sàn Forex Lừa Đảo Mới Nhất
- Tổng hợp 10+ thủ đoạn lừa đảo Forex ở Việt Nam mà trader cần tránh
- Lật tẩy 7 chiêu trò sàn Forex lừa đảo mà trader mới cần phải biết
Thực hư Exness bị chặn ở Việt Nam?
Trong thời gian gần đây, hàng loạt các nhà đầu tư Exness đã gặp phải sự cố khi truy cập trang web. Nhiều người đã bối rối vì điều này, họ không biết thực hư câu chuyện này như thế nào. Exness vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về sự cố này. Đối với các nhà đầu tư, sự cố truy cập sàn Exness đã gây ra rất nhiều lo ngại nghiêm trọng.
Không những thế, khi truy cập vào trang web của sàn trader sẽ nhận được thông báo rằng các cơ quan chức năng và công an địa phương sẽ vào cuộc để xác minh, ngăn chặn và xử lý các sàn giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đây là bước đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước hành vi không trung thực của nhà môi giới.
Sau khi bị chặn, Exness đã nhanh chóng hoạt động lại với tên miền .vn mới
Sau một thời gian tên miền Exness.vn không thể truy cập được, Exness đã nhanh chóng đổi tên miền mới exness-trading và tiếp tục hoạt động công khai tại thị trường Việt Nam. Thông qua nền tảng này, người dùng vẫn có thể đăng ký tài khoản và tiến hành nạp tiền và đầu tư, giao dịch các sản phẩm tài chính, ngoại hối.
Theo điều 36 của Pháp lệnh Ngoại hối đưa ra những hướng dẫn về kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối như sau: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các cơ sở khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quy định về phạm vi kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối trong nước và quốc tế cũng như các yêu cầu, trình tự, thủ tục để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác phải được chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ ngoại hối.
Theo quy định này, Exness cần có sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước ngoài việc phải đáp ứng hai yêu cầu để được kinh doanh ngoại hối: chủ thể kinh doanh phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác. Việt Nam. Tuy nhiên, việc Exness kinh doanh công khai trên thị trường hiện nay là vi phạm pháp luật vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa cấp giấy phép cho sàn đầu tư tiền tệ tại Việt Nam.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết rằng chỉ các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh ngoại hối mới được phép cung cấp dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, bao gồm thực hiện dịch vụ phái sinh trên cả thị trường trong nước và quốc tế, theo quy định pháp luật hiện hành. Tất cả các nền tảng đầu tư ngoại hối tự phát hiện nay đều vi phạm pháp luật. Để xử lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ngoại hối trái phép trên không gian mạng, Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên trao đổi, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo người dân nên thận trọng. quan trọng khi thực hiện đầu tư.
Nhiều vấn đề tồn tại tại sàn Exness
Nhiều nhà đầu tư đã lên tiếng phản ánh về hàng loạt vấn đề của Sàn Exness, bao gồm: các IB của sàn Exness đã thực hiện các hành vi can thiệp vào tài khoản của khách hàng, sàn Exness chiếm đoạt tài sản của trader, thậm chí là việc yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào các tài khoản cá nhân của IB sàn,…
Trước đó, anh Hoàng Vinh Hiển và anh Đặng Thành Nhân đã trao đổi với đường dây nóng của Cục Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo: anh đăng ký ứng dụng Telegram và được một người tự xưng là Louis Phạm từ Exness gọi để hỗ trợ mở tài khoản tại sàn. Anh Hiền và anh Nhân sau khi tham gia đã mất khoảng 36.000 USD. Sau đó, các anh đã liên hệ với Louis Phạm để làm rõ sự việc nhưng mọi đường dây liên lạc đã bị cắt đứt. Quá bức xúc, anh Hiển và anh Nhân đồng loạt làm đơn gửi Bộ Công an và chính quyền địa phương.
Thêm vào đó, mới đây một nhà đầu tư tên Tuấn vừa cho biết bị sàn Exness can thiệp ngay vào tài khoản của mình: Anh tham gia giao dịch tại sàn Exness vào tháng 11/2021. Trong quá trình tham gia sàn, anh Tuấn không vào bất kỳ lệnh nào nhưng tài khoản lại xuất hiện khá nhiều lệnh “lạ” và liên tiếp thua lỗ. Anh nhanh chóng liên hệ đội ngũ hỗ trợ của sàn để được giải quyết tuy nhiên câu trả lời nhận được lại là IP 103.199.43.74 đã đăng nhập và phát sinh lệnh.
Khác với những nhà đầu tư nói trên, anh Nguyễn Hữu Nghị cho biết: Tháng 8/2022, anh tham gia sàn giao dịch Exness và được nhân sự chỉ đạo nộp 384.300.000 đồng vào 02 tài khoản Mb Bank 88888333338888 – NGUYỄN THỊ THU HIỀN và 3504294588330 – NGUYỄN THỊ KIM NGA. Giao dịch diễn ra khá suôn sẻ, anh nhận được lãi và muốn rút tiền thế nhưng đội ngũ sàn lại yêu cầu anh nạp thêm 200.000.000 đồng. Anh Nghị không đồng ý, cho rằng mình bị lừa và bị nhân viên chặn liên lạc. Hiện ông Nghị đã cho phép một công ty luật làm đơn gửi các cơ quan chức năng.
Nhiều đội ngũ nhà báo đã nhiều lần gọi điện đến sàn giao dịch qua số điện thoại đường dây nóng 18006371 (thông tin có trên website của Exness tại địa chỉ https://www.exness.com/vi/contacts/) để được làm rõ thông tin trên. Theo như thông tin trên web thì sàn Exness vẫn có văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng khi được hỏi đến thì đội ngũ lại không trả lời được văn phòng và người đại diện của sàn tại Việt Nam là ai.
Một số thông tin cho thấy ông Thái Việt Dũng là đại diện của Exness tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua trao đổi với đội ngũ qua email (support@exness.com) thì được biết ông Thái Việt Dũng không phải là nhân viên của Exness.
Theo Công an TP.HCM, đơn vị đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ điều tra, xác minh tính chất hoạt động của tội phạm mạng. Ngoài ra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không tham gia kinh doanh ngoại hối (Forex) bất hợp pháp, vì đây là một chiến lược đầu tư tiềm ẩn rủi ro tài chính lớn và ảnh hưởng đến trật tự an toàn công cộng.
Exness đã nhận được cảnh báo từ NCSC VN
Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an đã nhận được một số đơn trình báo về hành vi lừa đảo của khách hàng sử dụng dịch vụ Exness. Đồng thời báo cáo cho NCSC VN – Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia.
Hành động gần đây nhất của Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia là cấm thông tin liên kết của sàn giao dịch Exness qua Zalo và đưa ra thông báo rằng liên kết của sàn đã bị chặn do vi phạm chính sách và quy định.
Kết luận
Từ những thông tin này có thể thấy Exness bị chặn ở Việt Nam đã làm nhiều nhà đầu tư hoang mang và trader cần phải thật cẩn thận khi đầu tư tại Exness. Hãy là nhà đầu tư thông minh, lựa chọn các sàn giao dịch uy tín để tránh mất tiền oan nhé!