Bạn là người theo trường phái phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật? Dù bạn theo trường phái nào thì trong các giao dịch forex bạn cũng phải biết đến những công cụ của Indicator (hay còn gọi là chỉ báo), trong đó không thể bỏ qua công cụ mang tên RSI (Relative Strength Index). Cùng tìm hiểu RSI là gì nhé!
Vậy chỉ số RSI là gì?
RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index được biết đến là chỉ số sức mạnh tương đối – đây là một trong các thuật ngữ phổ biến trong Forex. Chỉ báo kỹ thuật RSI được sử dụng để xác định các trường hợp mua quá mức hoặc bán quá mức bằng cách đo lường sự biến động của giá cổ phiếu hoặc các tài sản khác trên thị trường forex như tiền tệ, vàng, cổ phiếu, …
Chỉ số sức mạnh tương đốiRSI nằm trong khoảng từ 0 đến 100 và được hiển thị dưới dạng bộ dao động (biểu đồ đường di chuyển giữa hai điểm cực trị). J. Welles Wilder Jr. là người đầu tiên phát triển ra chỉ số này và lần đầu tiên nó được xuất bản trong cuốn sách“New Concepts in Technical Trading Systems” của ông năm 1978.
Biên độ trong giao dịch có hai vùng để báo cho nhà giao dịch nên thực hiện lệnh gì trong trường hợp nằm ở vùng quá bán hoặc vùng quá mua. Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng RSI hiệu quả qua bài viết: Cách sử dụng chỉ báo RSI của chúng tôi.
Công thức của Relative Strength Index
Chỉ số RSI được tính theo 2 bước cơ bản, bắt đầu từ công thức sau:
Trong đó:
- Average gain: Mức lãi trung bình
- Average loss: Mức lỗ trung bình
Điều này có nghĩa là tỷ lệ phần trăm tăng hoặc giảm trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể sẽ được sử dụng làm mức lãi hoặc lỗ trung bình trong công thức tính trên. Trong công thức này, mức lỗ trung bình được biểu thị bằng số dương.
Mức lãi trung bình sẽ là 0 trong giai đoạn lỗ và mức lỗ trung bình sẽ là 0 tronggiao đoạn lãi. Giá trị RSI được tính theo mặc định bằng cách sử dụng dữ liệu từ 14 phiên giao dịch
Giá trị ban đầu của RSI
Sau khi đã có số liệu trong 14 phiên, bước thứ hai của chỉ số RSI được tính với công thức sau:
Trong đó. Các giá trị lần lượt là:
- Previous average gain: Mức lãi trung bình trước đó
- Previous average loss: Mức lỗ trung bình trước đó
- Current Gain: Mức lãi hiện tại
- Current Loss: Mức lỗ hiện tại
Cách sử dụng đường RSI trên nền tảng MT4?
Bên cạnh khái niệm RSI là gì? thì sau đây FX Việt sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ về cách sử dụng nó:
MT4 là phần mềm được sử dụng phổ biến trong giao dịch forex, phần mềm này có cài đặt sẵn công cụ cung cấp chỉ số RSI, nhà giao dịch dùng phần mềm này chỉ cần mở tính năng sẵn có lên để sử dụng là được.
Cách mở tình năng RSI:
- Cách 1: Vào insert => Indicators (Chỉ báo) => Oscillators => Relative Strength Index (RSI)
- Cách 2: Bấm vào dấu cộng màu xanh ngay góc phải màn hình => Oscillators => Relative Strength Index (RSI)
Sau khi mở được RSI thì sẽ xuất hiện Parameters, Level, Visualization.
Trong Parameter:
+ Period: 14 là RSI thời gian là 14 cây nến, nhà đầu tư có thể tùy chỉnh thời gian khác
+ Apply to: “Close” nghĩa là RSI tính toán dựa trên giá đóng cửa của số cây nến mà nhà giao dịch chọn.
+ Style: màu sắc và đường nét của RSI.
+ Fixed Minimum và Fixed Maximum: là biên độ của chỉ báo RSI với giá trị đường biên dưới là 0 và giá trị đường biên trên là 100.
Trong Level:
Thể hiện các mức của vùng quá mua và quá bán, nhà đầu tư có thể tùy chỉnh giá trị tùy sở thích, mục tiêu, thường mức chuẩn là 30-70 cho 2 vùng quá mua và quá bán này.
Trong Visualization: là phần mà các bạn chọn khung thời gian mà chỉ báo RSI này tính toán và muốn nó hiện lên màn hình Window hay không.
Ý nghĩa của chỉ số RSI trong forex
Tương tự chỉ số RSI trong chứng khoán, trong Forex chỉ số RSI có biên độ từ 0 => 100. Biên độ càng cao gần về con số 100 tức là sức mua của thị trường đang rất mạnh, biên độ càng về con số 0 tức là sức bán của thị trường đang tăng mạnh. Nhà đầu tư thường kẻ 2 đường nằm ngang ở các mức 30 và 70 để xác định sức mua và bán của thị trường
- Trường hợp giá trị đang tiến dần về giá trị 70 và có xu hướng tăng thì trader nên lưu ý một là bán ra hai là không mua vào nữa.
- Trường hợp giá trị đang dần tiến về mức 30 và có xu hướng giảm thì trader nên mua vào hoặc là không bán ra nữa.
Ngoài ra đường RSI còn có những vai trò khác như:
- Xác định xu hướng giá trong tương lai: Xu hướng tăng giá khi: Đường RSI vượt quá mức 50 theo chiều từ dưới lên hoặc khi đường RSI nằm ở vùng 45-55 và vượt trên vùng 55. Xu hướng giảm giá khi: Đường RSI vượt mức 50 theo chiều từ trên xuống hoặc khi đường RSI ở vùng 45-55 và dưới mức 45.
- Nhận định dạng phân kỳ, RSI hội tụ của giá: Phân kỳ hội tụ giá với chỉ báo RSI được xem là một trong những phương pháp xác định xu hướng, giống đường chỉ báo MACD (Phân kỳ hội tụ đường trung bình). Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm. Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh,hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau.
Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật RSI để xác định xu hướng giá
Chỉ ra tình trạng quá mua, quá bán
Chỉ số RSI được sử dụng phổ biến nhất để xác định các cổ phiếu quá mua và quá bán, cũng như các cổ phiếu đang giao dịch dưới giá trị nội tại và có nhiều khả năng bị bán quá mức hay các cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá thấp và có khả năng sẽ tăng lên.
Nói một cách đơn giản, tín hiệu tăng giá được tạo ra khi chỉ số RSI vượt qua mức tham chiếu 30 và tín hiệu giảm giá được tạo ra khi chỉ số giảm xuống dưới 70.
Cổ phiếu được coi là quá mua và giá có thể giảm khi chỉ số RSI tăng lên 70. Ngược lại, cổ phiếu có thể đang bị bán quá mức và có thể tăng giá khi chỉ báo RSI giảm xuống dưới 30.
Tuy nhiên, giả định này chỉ mang tính chất tương đối. Do đó, nhiều nhà giao dịch thường trì hoãn việc bán cho đến khi chỉ báo tăng trên 70 trước khi giảm hoặc đợi cho đến khi chỉ báo giảm xuống dưới 30 trước khi tăng trở lại trước khi mua.
Ngoài ra, chỉ báo kỹ thuật RSI thường xuyên vượt qua mức 70 và duy trì trên 30 trong thời gian tăng giá.
Chỉ số RSI hiếm khi tăng trên 70 trong thời kỳ suy thoái, nó chỉ thường xuất hiện ở mức 30 hoặc thấp hơn. Những giả định này có thể hỗ trợ các nhà giao dịch đánh giá sức mạnh của xu hướng và xác định các bước ngoặt tiềm năng.
Ví dụ: nếu chỉ số RSI không đạt 70 trong nhiều dao động ở giữa một xu hướng tăng nhưng sau đó giảm xuống dưới 30 thì xu hướng đó đã suy yếu và có thể quay trở lại mức thấp hơn.
Ngược lại, nếu chỉ số RSI không giảm xuống dưới 30 hoặc ít hơn trong một xu hướng giảm và sau đó tăng lên trên 70 thì xu hướng giảm đã yếu đi và có thể chuyển sang xu hướng tăng.
Xác định sự phân kỳ
Chỉ số RSI cũng có thể được sử dụng để xác định sự phân kỳ. Xu hướng giá hiện tại đang suy yếu và có thể sớm đảo chiều khi chỉ báo tiến về một hướng và giá di chuyển theo hướng ngược lại.
- Khi chỉ báo kỹ thuật RSI cho thấy tình trạng bán quá mức và mức RSI thấp cao hơn khớp với mức giá thấp tương ứng thấp hơn, điều này được gọi là phân kỳ tăng.
- Khi chỉ báo cho thấy tình trạng mua quá mức và giá tạo ra mức đỉnh thấp hơn được phản ánh bởi mức đỉnh cao hơn giống hệt, điều này được gọi là phân kỳ giảm giá.
Sự phân kỳ khó có thể xảy ra khi một cổ phiếu có xu hướng ổn định dài hạn, mặc dù thực tế đây là một dấu hiệu tốt. Do đó, việc sử dụng phương pháp thích hợp để diễn giải các chỉ báo quá bán hoặc quá mua sẽ hỗ trợ phát hiện các tín hiệu khả thi hơn.
Xác định những điểm từ chối biến động (Swing Rejections)
Khi chỉ báo RSI thoát khỏi vùng quá mua hoặc quá bán và sau đó quay trở lại vùng đó, đó là tín hiệu này “từ chối biến động” tăng. Nó bao gồm 4 bước sau:
- Chỉ số RSI đi vào vùng quá bán.
- Chỉ số RSI đã trở lại ngưỡng 30.
- Sau khi giảm từ mức cao xuống mức thấp mới, chỉ báo RSI không quay trở lại vùng quá bán.
- Chỉ số RSI sau đó đã tăng để vượt qua mức đỉnh gần đây nhất.
Tín hiệu “từ chối biến động” giảm giá theo mô hình tương tự, bao gồm 4 bước:
- Chỉ số kỹ thuật RSI đã đạt đến vùng quá mua khi nó tăng trưởng.
- RSI giảm xuống dưới mốc 70.
- RSI tăng từ mức thấp lên mức cao mới mà không quay trở lại vùng quá mua.
- Sau đó, RSI giảm xuống chạm đáy gần nhất.
Một số điểm cần chú ý khi sử dụng chỉ báo RSI là gì?
Khi dùng chỉ báo kỹ thuật thì các trader phải chấp nhận một độ trễ nhất định, và chỉ báo RSI cũng không ngoại lệ.
Khi sử dụng chỉ báo RSI cần lưu ý một số điểm sau:
- Công cụ RSI chỉ có ý nghĩa dự báo kỹ thuật, chứ không đảm bảo cho dự báo đảo chiều.
- Công cụ nào cũng có xác suất, và RSI không phải dự báo chính xác 100%.
- Khi giá đến vùng quá mua > 70, không hẳn là giá sẽ đảo chiều ngay và lệnh mua chúng ta phải chốt lời, và ngược lại khi giá đến vùng quá bán < 30, không hẳn là giá sẽ đảo chiều lên ngay và chúng ta chốt lời lệnh bán ngay là không đúng.
- Tùy vào khung thời gian giao dịch forex mà các trader giao dịch thì khi có đảo chiều từ RSI xảy ra sẽ có thể là dạng đảo chiều dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Vì ở mỗi khoảng thời gian khác nhau thì chỉ báo RSI cũng sẽ có những thông số không giống nhau. Do đó, đừng nên thấy RSI bắt đầu quá bán >70 mà cho rằng thị trường sắp có cú đảo chiều hay ngược lại, điều hoàn toàn là nhận định sai lầm.
Ngoài công cụ RSI thì có rất nhiều công cụ để đo lường và dự đoán khác, vì thế biết vận dụng, kết hợp các công cụ này lại thì sẽ giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Cuối cùng bạn nên nắm rõ RSI là gì? cũng như những kiến thức xoay quanh nó để đạt hiệu quả cao trong giao dịch nhé!
FX.com.vn chúc các traders luôn thành công trong quá trình giao dịch tại thị trường forex nhé!
- Sàn giao dịch Forex hay ngoại hối là gì? Tìm hiểu chi tiết nhất
- Scalping là gì? Bật mí cách sử dụng chúng hiệu quả nhất
- Sideway là gì? Thị trường đi ngang (sideway) hoạt động thế nào?
- Skrill là gì? Hướng dẫn rút tiền từ skrill về Việt Nam mới nhất 2022
- So sánh điểm khác nhau giữa Forex và chứng khoán
[…] + ดูรายละเอียดที่นี่ […]