Phần mềm Amibroker là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Amibroker chi tiết

Bất kỳ nhà giao dịch nào khi mới bước chân vào thị trường đều phải tìm hiểu về nền tảng giao dịch và thường họ sẽ dùng nền tảng của nhà môi giới mà họ chọn. Tuy nhiên với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì họ lại chọn thêm những nền tảng riêng biệt khác, chẳng hạn như: Phần mềm AmiBroker để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình giao dịch của mình. Bài viết hôm nay của FX Việt sẽ giúp bạn hiểu hơn về phần mềm AmiBroker.

Phần mềm Amibroker là gì?

Phần mềm Amibroker là gì?

Phần mềm Amibroker là một nền tảng giúp nhà đầu tư phân tích kỹ thuật cho những tài sản như chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử. Amibroker có thể giúp bạn phân tích biểu đồ, thiết kế chiến lược, thăm dò, quét, phản hồi, tối ưu hóa và tạo ra tín hiệu mua bán trên hệ thống cơ học tự động.

Hiện có rất nhiều nhà đầu tư dùng phần mềm ​​ để quét biểu đồ nâng cao và giao dịch dựa trên tín hiệu từ các biểu đồ này.

Ngoài ra, Amibroker còn cung cấp cho nhà đầu tư những công cụ giao dịch nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giao dịch. Hơn nữa, nhà đầu tư còn có thể mua dữ liệu từ phần mềm này với các mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người.

Tính năng chính của phần mềm Amibroker

Phần mềm Amibroker có các tính năng nổi bật sau:

  • Công cụ vẽ và biểu đồ: Để đánh giá phần mềm Amibroker có tốt hay không, bạn phải dựa vào tiêu chuẩn đánh giá biểu đồ và những tính năng từ công cụ vẽ. Mỗi nhà giao dịch sẽ có những cách khác nhau để kết hợp các công cụ vẽ và họ sẽ ưu tiên cho các phần mềm cho phép họ sử dụng đa dạng các công cụ này.
    Bên cạnh các tình năng tùy chỉnh biểu đồ, phần mềm Amibroker còn cho phép nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo nổi tiếng như: RSI, MACD, Stochastic, ADX, …
  • Hệ thống quét và thăm dò: Đây là công cụ vô cùng hữu ích giúp sàng lọc thời gian thực, nhà đầu tư có thể dựa vào công cụ này và sàng lọc cổ phiếu và chọn ra loại cổ phiếu tốt nhất.
  • Mô phỏng phương pháp Monte Carlo: Đây là cách giúp nhà giao dịch có thể kiểm tra xác suất giao dịch của mình trong điều kiện thị trường khó khăn. Không ai có thể dự đoán chính xác cách di chuyển của thị trường, do đó, bạn cần công cụ này cho những tình huống xấu nhất.
  • Biểu đồ Gradient và hồ sơ thị trường: Các biểu đồ sẽ được hiển thị theo dạng Gradient, cách này sẽ giúp nhà giao dịch biết được giá và khối lượng cao nhất.
  • Biểu đồ tối ưu hóa 3D: Biểu đồ này cho bạn kết quả tốt và đang tin cậy nhất, bạn có thể tùy chỉnh các thao tác trên biểu đồ một cách đa dạng nhất.
  • Tối ưu giá trị tham số: Đây là cách để bạn tìm những cổ phiếu đáng tin cậy và đang hoạt động tốt nhất.
  • Sử dụng công thức riêng: Bạn hoàn toàn có thể kéo, thả hoặc sử dụng công thức riêng của mình để tạo ra chỉ báo cá nhân.

Xem thêm: https://fxviet.net/cach-ve-song-elliott/

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Amibroker

Cách cài đặt phần mềm Amibroker

  • Bước 1: Vào trang chủ của phần mềm Amibroker tại: https://www.amibroker.com/download.html. Sau đó tải phần mềm về máy theo các gói phù hợp với bản thân. Lưu ý dùng đúng cấu hình để tránh trường hợp chọn sai cấu hình và không thể dùng được.
Truy cập vào trang của phần mềm Amibroker
  • Bước 2: Giải nén file tải phần mềm Amibroker.
Giải nén phần mềm vừa tải
  • Bước 3: Chọn nút “Next” để tiếp tục việc cài đặt.
Nhấn next để tiếp tục cài đặt
  • Bước 4: Nhấn vào ô “I accept the agreement” và tiếp tục bấm “Next”.
Đồng ý cài đặt phần mềm
  • Bước 5: Chọn ổ đĩa lưu trữ, bạn nên chọn ổ đĩa C.
Chọn ổ đĩa lưu trữ
  • Bước 6: Chọn “Full Installation” và bấm Next. Nếu máy bạn đã cài rồi thì bạn nhấn chọn “Upgrade Installation”.
Chọn vào mục Full Installation
  • Bước 7: Tiếp tục với nút “Next”, tick vào ô “Launch Amibroker” và bấm “finish”.
Chọn Launch Amibroker và nhấn Finish

Bạn cũng có thể dùng bản crack thay cho bản trả phí để tiết kiệm chi phí sử dụng phần mềm ​​Amibroker. Sau khi tải về phần mềm Amibroker, bạn đừng mở ngay mà hãy thực hiện theo 2 bước dưới đây:

  • Bước 1: Tìm kiếm key Crack đã được chia sẻ miễn phí để tải về.
Tải phần key Crack về máy
  • Bước 2: Sao chép file Crack để đè vào thư mục đã cài trước đó.
Sao chép file Crack

Cách sử dụng phần mềm Amibroker

Khi đã cài xong phần mềm Amibroker, bạn phải học cách sử dụng nó để bắt đầu quá trình phân tích của mình trên phần mềm này. Bạn sẽ thấy giao diện chính của phần mềm như sau:

Các khu vực chính trên phần mềm Amibroker

Các khu vực chính trên phần mềm Amibroker
  • Khu vực số 1 là màn hình chính: Đây là nơi sẽ hiểu thị những thông tin như: biểu đồ, các chỉ báo và những mức giá đóng và mở cửa. Bạn sẽ dùng những công cụ trong màn hình chính này để nghiên cứu thị trường.
  • Khu vực số 2 là khối lượng: Bạn đã nhìn thấy biểu đồ cột xanh và đỏ chưa? Đó chính là khối lượng giao dịch theo ngày. Màu xanh thể hiện cho phiên tăng giá và ngược lại màu đỏ thể hiện phiên giảm giá. Đây cũng là khu vực biểu thị chỉ số RSI, MACD, ADX, …
  • Khu vực số 3 là nơi của các loại tài sản: Bạn cần nhập mã cổ phiếu hoặc những sản phẩm khác.
  • Khu vực số 4 là thanh công cụ: Nơi đây chứa những công cụ được dùng thường xuyên bởi nhà giao dịch như đường xu hướng, Fibonacci, …
  • Khu vực số 5 là khu vực giá: Tại đây hiển thị nhiều bậc giá khác nhau nhằm giúp nhà đầu tư nắm được những mức giá để phân tích.
  • Khu vực số 6 là nơi hiển thị khối lượng bằng số: Bạn có thể thấy rõ ràng khối lượng mua và bán sản phẩm bạn đang phân tích. Khu vực này có thể chèn thêm những công cụ phân tích như MACD, RSI, ADX, …

Các thanh chức năng của Amibroker

Chức năng thêm Chart: Khu vực này bao gồm các hàm giá, khối lượng và RSI, ADX và MA để giúp nhà đầu tư theo dõi tỷ giá mua và bán thuận tiện hơn.

  • Price: Đây là đồ thị giá chứng khoán có hình nến Nhật Bản với nến xanh biểu thị giá tăng và nến đỏ biểu thị giá giảm. Để thêm Price vào Charts/ Basic Charts >> Nháy chuột phải chọn Insert hoặc kéo và thả đến vùng hiển thị mong muốn.
Price chart trên phần mềm Amibroker
  • Bollinger Bands: Dải Bollinger được tính bằng cách sử dụng mức giá trung bình trong 20 phiên +/- 2 lần độ lệch chuẩn cho dải trên và dải dưới. Chỉ báo kỹ thuật này rất hiệu quả trong việc xác định mức kháng cự và hỗ trợ. Để thêm Bollinger vào Charts >> Nháy chuột phải vào Bollinger Bands (Area) >> Chọn Overlay
Bollinger Bands trên phần mềm Amibroker
  • Đường trung bình (MA): MA thường thể hiện giá trung bình ở số lượng phiên được chọn. Trong đó, MA 20 sử dụng cho ngắn hạn , MA 50 phân tích trung hạn, MA 100 và 200 phân tích dài hạn. Để thêm MA vào Charts/ Averages >> Nháy chuột phải vào MA >> Chọn Overlay. Hệ thống hiển thị hộp thoại và bạn có thể điều chỉnh các thông số sau:
Đường trung bình (MA) trên phần mềm Amibroker
    • Periods: Số phiên tính giá trung bình như 20 phiên ngắn hạn, 50 phiên trung hạn,…
    • Color: Màu sắc hiển thị của đường MA
    • Style: Các nét đứt, nét đậm, ẩn hiện,…

Chức năng thêm Indicators: Các chỉ báo thường được sử dụng để xác định tín hiệu mua bán trong phân tích kỹ thuật như MACD, ADX và RSI,…

  • MACD: Đây là chỉ báo cung cấp tín hiệu mua bán mạnh mẽ, bao gồm 2 đường Signal màu xanh và MACD màu đỏ. Đường tín hiệu cắt lên trên đường MACD, cho thấy tín hiệu mua. Khi đường tín hiệu cắt xuống dưới MACD, cho biết tín hiệu bán. Để thêm MACD >> Bạn vào Charts/ Indicators >> Chọn Insert >> Chọn MACD
MACD trên phần mềm Amibroker
  • ADX, RSI, Stochastic: Các chỉ báo này tương tự như MACD, nên bạn có thể thêm vào khu vực đang phân tích. Lưu ý: Bạn có thể tạo biểu đồ giá với nhiều chỉ báo hoặc tạo thêm biểu đồ giá với các chỉ báo riêng biệt trên mỗi trang để dễ dàng theo dõi và hỗ trợ phân tích chung.

Lưu mẫu thường dùng: Nhà đầu tư có thể lưu các mẫu biểu đồ ưa thích của mình bằng tính năng Save Layout. Để lưu mẫu biểu đồ, bạn truy cập vào thanh chức năng >> Chọn Layout >> Kích phải chuột vào Default >> Chọn Set as Default.

Một số dữ liệu của phần mềm Amibroker

Dữ liệu Amibroker

Dữ liệu Amibroker là tín hiệu đầu vào để Amibroker cho phép hiển thị và đưa ra các dạng đồ họa như MA, Ichimoku, RSI, MACD,… Dữ liệu này thường bao gồm giá chứng khoán, khối lượng giao dịch tại các thời điểm khác nhau.

Để phần mềm hoạt động được thì bạn phải có dữ liệu đầu vào. Vì vậy, bạn cần mua dữ liệu từ nhà cung cấp bên thứ 3 để duy trì hệ thống. Khi đó bạn chỉ cần mở phần mềm lên là dữ liệu sẽ được cập nhật tự động.

Amibroker có thể phân tích dữ liệu chứng khoán khi nhà đầu tư cập nhật dữ liệu phần mềm

Amibroker IFT LIVE DATA. Đây là phần mềm cung cấp đầy đủ dữ liệu EOD và INTRADAY để nhà đầu tư phân tích.

Dữ liệu EOD

Dữ liệu EOD hoặc dữ liệu đóng cửa đề cập đến dữ liệu thị trường lịch sử hàng ngày của chứng khoán tài chính. Dữ liệu EOD chứa giá đóng cửa hàng ngày, cao, thấp và mở cửa cho khối lượng giao dịch của một cổ phiếu nhất định. Thường được cập nhật vào lúc đóng cửa thị trường, mỗi ngày một lần.

Dữ liệu Intraday

Dữ liệu trong ngày là dữ liệu cho các giao dịch chứng khoán trong ngày. Nó được thiết kế để phản ánh biến động giá của một cổ phiếu trong suốt ngày giao dịch.

Không giống như dữ liệu EOD, dữ liệu trong ngày cung cấp dữ liệu khung thời gian tích tắc, giây và phút. Dữ liệu Intraday hoạt động trong các công cụ phái sinh, Bitcoin hoặc chứng khoán cơ bản. Ở đây, người dùng có thể biết được khối lượng mua và bán cổ phiếu mà nhà đầu tư quan tâm.

Kết luận

Phần mềm Amibroker là phần mềm vô cùng tiện lợi cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Phía trên là toàn bộ những cách để bạn có thể cài đặt và bắt đầu tập tành sử dụng phần mềm này. Hy vọng phần mềm trên sẽ giúp bạn nhiều khi dự đoán một tài sản nào đó.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
phungphuc

Giới thiệu về bản thân: Phúc Phùng là một người có kiến thức về lĩnh vực tài chính vì công việc yêu cầu tôi phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Tôi muốn chia sẻ nó đến với mọi người để học có cái nhìn cụ thể hơn, chính xác hơn về tài chính nói chung và Forex nói riêng. Mặc dù không phải là một chuyên gia đầu tư Forex hay một nhà đầu tư thành công, nhưng tôi vẫn muốn mang đến nguồn kiến thức vô hạn đến với bạn đọc trên chính website Fx.com.vn này.

Recent Posts

Fibonacci là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Fibonacci chốt lời hiệu quả

Nhà toán học người Ý, ông Leonardo Pisano (1170-1250) là người cho ra đời dãy…

2 ngày ago

Thị trường chứng khoán Indonesia tăng cao hơn

Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng cao hơn trong các phiên giao dịch liên…

2 ngày ago

Chứng khoáng Mỹ mở cửa trái chiều sau báo cáo bảng lương tư nhân

Các sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Hoa Kỳ mở cửa giao dịch trái…

2 ngày ago

Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư

John Bollinger, cha đẻ của công cụ phân tích kỹ thuật "chỉ báo bollinger bands…

3 ngày ago

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Chỉ số CPI và lạm phát có mối liên hệ gì với nhau?

Ở các bài viết trước đây chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về các…

3 ngày ago

NVIDIA lập kỷ lục mới theo hướng tiêu cực vào phiên giao dịch hôm thứ Ba

NVIDIA và các nhà đầu tư đã quen với việc công ty liên tục phá…

3 ngày ago