Hiện nay, những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như những nhà nghiên cứu về thị trường Forex đã tìm ra rất nhiều công cụ để xác định xu hướng thị trường. Tuy nhiên, những cái tên như đường Trendline, RSI, … vẫn là những công cụ được gọi tên nhiều nhất. Trong bài viết này, FX Việt sẽ định nghĩa và đường Trendline và cách xác định Trend, giúp nhà đầu tư hiểu hơn về phương pháp phân tích này.
- Top 4+ Mô hình nến Doji phổ biến nhất hiện nay
- Trader là gì? 5 kiểu trader phổ biến hiện nay trên thị trường
- Trailing Stop là gì? Hướng dẫn sử dụng lệnh Trailing Stop hiệu quả
- Trendline là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản cần biết về đường xu hướng
- Trượt giá là gì? Cách vượt qua hiện tượng trượt giá
Trendline là gì?
Trendline là tên gốc trong tiếng Anh, còn tên tiếng Việt của nó là đường xu hướng. Vai trò của đường Trendline là giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường. Đường Trendline sẽ nối các đỉnh hoặc đáy của đường giá lại với nhau, sau đó dự đoán xu hướng sắp tới của thị trường hoặc cho cái nhìn tổng quan về thị trường hiện tại.
Không những sở hữu vai trò dự đoán xu hướng, nhà đầu tư còn có thể dùng đường Trendline để xác định những vùng kháng cự và hỗ trợ trong biểu đồ giá.
Ngoài ra, đường xu hướng còn chia thành 3 loại là xu hướng tăng, đi ngang và giảm.
Phân loại đường xu hướng trên thị trường
Trend được chia thành 3 loại chính: Xu hướng tăng (Uptrend), xu hướng giảm (Downtrend) và xu hướng đi ngang (Sideway). Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và ý nghĩa riêng mà nhà đầu tư phải hiểu trước khi giao dịch với nó.
Uptrend – Xu hướng tăng
Uptrend còn được gọi là xu hướng tăng, là hướng giá chuyển động theo mô hình tăng. Đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư mua vào và chờ đợi giá tăng nhanh.
Đặc điểm của Uptrend:
- Đỉnh mới phải cao hơn đỉnh trước đó.
- Đáy mới phải cao hơn đáy trước đó.
Downtrend – Xu hướng giảm
Downtrend có nghĩa là xu hướng giảm, là hướng giá chuyển động theo mô hình giảm. Đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư bán ra và chờ đợi giá giảm sâu.
Đặc điểm của Downtrend:
- Đỉnh mới phải thấp hơn đỉnh trước đó
- Đáy mới phải thấp hơn đáy trước đó
Sideway – Xu hướng đi ngang
Sideway là xu hướng đi ngang, nó xảy ra khi giá dao động trong một phạm vi giá cụ thể mà không tăng hoặc giảm rõ rệt theo một hướng. Nhà đầu tư sẽ hạn chế giao dịch trong xu hướng đi ngang vì chưa có xu hướng giá rõ ràng. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường Sideway
Đặc điểm của Sideway:
- Đỉnh mới có thể bằng hoặc gần bằng đỉnh trước đó.
- Đáy mới có thể bằng hoặc gần bằng đáy trước đó.
Quy tắc xác định Trend và Trendline
Quy tắc 1: Có ít nhất 3 điểm nằm trên cùng một đường
Đường xu hướng phải có ít nhất hai điểm khi được vẽ. Điểm thứ ba trên cùng đường với hai điểm trước đó phải được thêm vào để xác nhận xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Quy tắc 2: Trendline có thể là 1 vùng hoặc 1 ngưỡng
Khi vẽ đường xu hướng tăng, hãy tính đến bấc nến cũng như thân nến. Thông thường, bấc dưới của nến nằm ngoài phạm vi của Trendline. Mặt khác, đường xu hướng là một phạm vi chứ không phải là một đường đơn lẻ. Vì vậy, chỉ vì hành động giá phá vỡ Trendline và xuyên qua các bấc dưới không có nghĩa là xu hướng bị phá vỡ.
Điều quan trọng cần lưu ý là khi các đường xu hướng trở nên khó phá vỡ hơn, giá sẽ cố gắng bật lên hoặc bật xuống khu vực này với ý định kiểm tra lại, vì vậy khi không thể phá vỡ nó sẽ dễ dàng hình thành nến khỏi vị trí này.
Cách vẽ đường Trendline
Cách vẽ đường xu hướng tăng
Để vẽ xu hướng tăng, các bạn cần lưu ý vẽ hai đường để tạo thành một kênh xu hướng. Một đường sẽ nối các đỉnh và đường còn lại nối giữa các đáy. Vậy trong hai đường này, đâu là đường xu hướng? Câu trả lời là đường nối giữa các đáy. Bởi vì, đường xu hướng có 3 công dụng, một là xác định xu hướng, hai là xác định hỗ trợ và kháng cự, ba là xác định xu hướng đảo chiều.
Cách vẽ đường Trendline giảm
Tương tự như việc vẽ đường xu hướng tăng, đường xu hướng giảm cũng cần xác định theo 2 đường để tạo ra kênh xu hướng. Tuy nhiên, ngược lại với đường xu hướng tăng, đường xu hướng giảm sẽ là đường nối giữa các đỉnh.
Cách vẽ xu hướng đi ngang
Xu hướng ngang là xu hướng thị trường không có biến động nhiều, bên mua và bán đang ngang tài ngang sức. Thường nhà đầu tư sẽ không chọn giao dịch với xu hướng ngang, vì không thu về nhiều lợi nhuận mà rủi ro lại rất cao.
Khi nhà đầu tư nhìn thấy đỉnh mới của giá cao hơn không nhiều hoặc bằng đỉnh cũ hoặc đáy mới gần hoặc bằng đáy cũ. Đó là biểu hiện của đường xu hướng ngang.
Lưu ý khi vẽ đường xu hướng
Để vẽ đường xu hướng chuẩn xác, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Đường xu hướng phải luôn có đường chéo và không bao giờ nằm ngang.
- Trendline được chia thành hai loại: đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng. Không được xem là đường xu hướng khi thị trường đi ngang (sideway).
- Trendline giảm cho thấy thị trường giảm và nếu bị phá vỡ, thị trường sẽ chuyển từ giảm sang tăng.
- Trendline tăng cho thấy thị trường tăng và nếu bị phá vỡ, thị trường sẽ chuyển từ tăng sang giảm.
- Một đường xu hướng hoàn chỉnh có ít nhất hai đỉnh hoặc đáy và một đỉnh thứ ba. Xu hướng sẽ được xác nhận khi giá chạm đến xu hướng và hình thành đỉnh thứ ba.
- Đường xu hướng càng dốc thì tín hiệu càng yếu và dễ bị phá vỡ.
- Khi giá vượt qua Trendline nhiều lần, tín hiệu càng mạnh mẽ vì nó được xem như mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Không nên vẽ một đường xu hướng phù hợp với thị trường. Nếu Trendline không khớp với thị trường thì đó là đường xu hướng không chính xác và không nên điều chỉnh.
Nên sử dụng râu nến hay thân nến để vẽ Indicator xác định xu hướng
Trong số những người giao dịch cùng với Trendline, họ có hai cách vẽ đường Trendline rất khác nhau. Có những người vẽ theo kiểu chỉ lấy phần thân nến, còn bộ phận nhà giao dịch còn lại thì lấy luôn cả phần râu nến. Vì vậy, những người mới thường hay thắc mắc về cách xác định trend như thế nào mới là đúng, chúng tôi xin trả lời rằng, cả 2 đều không sai. Tuy nhiên, nếu nhà giao dịch lấy luôn phần râu nến, thì tín hiệu giao dịch sẽ chính xác hơn.
Cách giao dịch với chỉ báo xác định xu hướng
Thông thường, sẽ có 3 cách giao dịch cùng với đường xu hướng gồm: giao dịch theo chuyển động của đường xu hướng, giao dịch có điều chỉnh và giao dịch theo hướng phá vỡ.
Giao dịch theo chiều chuyển động của đường xu hướng
Đây còn được gọi là cách giao dịch với sóng thuận xu hướng. Trường hợp này chứng tỏ hành động giá tương tác với đường xu hướng. Giao dịch thuận chiều là cho biến động giá trở nên mạnh hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn đã xác nhận được xu hướng tăng thì có thể vào lệnh tại bước sóng tiếp theo.
Lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn: Đây là biểu đồ khung thời gian H4 của cặp tiền AUD/USD.
Trong đó:
- Xu hướng giảm là đường màu xanh.
- Ba điểm tạo nên xu hướng được xác định bằng 3 mũi tên.
- Mũi tên thứ 3 chỉ ra là mũi tên xác nhận vùng xu hướng. Lúc này, nhà đầu tư, có thể vào lệnh bán tại mũi tên xanh lá.
Ngay sau khi xác định được đường xu hướng, chúng ta có thể thấy cặp tiền này, tạo ra hướng giá đi xuống và một đáy mới thấp hơn (LL) được hình thành. Khi đó, giá lại phản ứng với đường xu hướng giảm và một lần nữa đi xuống. Kết quả là AUD/USD đã tạo ra một đáy thấp hơn.
Con sóng tiếp theo của đường xu hướng là bước di chuyển cuối cùng. Nhà đầu tư với lệnh bán nên chốt lời tại đây.
Giao dịch theo xu hướng được điều chỉnh
Giao dịch theo xu hướng điều chỉnh là xu hướng xuất hiện sau sóng thuận xu hướng và khiến giá trở về vùng TrendLine. Thông thường, sóng điều chỉnh sẽ cần nhiều thời gian để hoàn chỉnh hơn, không những vậy nó còn mang nhiều rủi ro, cũng như ít hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Ví dụ: Hai TrendLine song song là tâm điểm của bức hình trên. Các pha xu hướng được thể hiện bởi những con số tròn đen. Các mũi tên xanh lá là sóng thuận xu hướng và mũi tên đỏ là sóng điều chỉnh.
- Trong một kênh giá, nhà đầu tư thường xác nhận mô hình bởi bước biến động giá thứ ba. Nguyên nhân là lo sau cú biến động giá thứ ba, xuất hiện hai đáy và hai đỉnh trên một đường đi lên, song song với đường thứ nhất. Do đó, mô hình kênh giá được xác định.
- Điểm 4 là điểm đầu tiên có thể giao dịch. Nhà đầu tư cần nối điểm 1 và 3 để vẽ đường trên, từ điểm 2 vẽ đường song song và kéo ra.
Lưu ý: Sóng điều chỉnh thường biến động giá nhỏ hơn, bởi vì nó đi ngược với xu hướng chính. Cách giao dịch của nhà đầu tư ngược xu hướng là bán tại đỉnh của đường xu hướng phía trên và có mục tiêu mua gần đáy kênh.
Giao dịch với xu hướng đảo chiều
Giao dịch theo xu hướng đảo chiều là một phương án hay, nhưng nó cùng kèm theo khá nhiều rủi ro. Với Trendline cũng vậy, mỗi cú phá vỡ TrendLine không đủ để xác nhận một mô hình đảo chiều. Vì giá chuyển động ra ngoài phạm vi của TrendLine là điều thường xuyên xảy ra.
Điểm để xác định xu hướng đảo chiều là khi giá đóng nến bên dưới đường TrendLine. Sau đó, giá tiếp tục giảm và tạo đáy thấp hơn. Lúc này, điều bạn cần làm là vẽ đường hỗ trợ tại đáy đảo chiều. Biến động xảy ra tiếp theo là giá tăng lên và thử đường Trendline bị phá vỡ như một ngưỡng kháng cự. Sau đó, giá lại giảm thêm một lần nữa và phá ngưỡng hỗ trợ vừa vẽ. Đây mới là tín hiệu chính xác của một cú đảo chiều.
Nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán ngay lúc này hoặc nếu muốn chắc chắn hơn, thì đợi cho đến khi xu hướng này rõ ràng hơn.
Kết luận:
Cách xác định Trend không quá khó, chỉ cần nhà giao dịch đầu tư vào kiến thức đường xu hướng một chút, là có thể nắm trong tay một phương pháp giao dịch tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư là người thường xuyên giao dịch, thì nên kết hợp đường Trendline với những chỉ báo khác, để giảm thiểu tỷ lệ rủi ro trong quá trình giao dịch.