CCI là gì? CCI (Chỉ số kênh hàng hóa) là chỉ báo dao động được Donald Lambert tạo ra vào năm 1980. Chỉ báo này là một chỉ báo dao động được sử dụng để đưa ra tín hiệu cho biết rằng thị trường đang ở tình trạng quá mua hay quá bán. Mặc dù CCI là một bộ dao động tuyến tính, giống như phần lớn các bộ dao động khác, nhưng nó mang lại những tính năng và lợi ích độc đáo. Bài viết hôm nay của Fxviet.net sẽ tổng hợp các thông tin về chỉ báo CCI cho trader. Cùng theo dõi nhé!
- Cháy tài khoản Forex là gì? Nỗi ám ảnh của các trader hiện nay khi gặp phải
- Chỉ báo ADX là gì? Những phân tích kỹ thuật cơ bản mà trader cần nắm
- Chỉ báo Awesome Oscillator là gì và cách giao dịch với chỉ báo này
- Chỉ báo Fractal là gì? Hướng dẫn cách dùng chi tiết
- Chỉ báo MACD là gì? Những ứng dụng trong thực tế của chúng
Vậy CCI là gì?
CCI được Donald Lambert phát triển vào năm 1979 với mục đích sử dụng nó để phân tích thị trường hàng hóa. CCI là viết tắt của Commodity Channel Index hay còn gọi là chỉ số kênh hàng hóa. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, CCI cực kỳ phổ biến và thường được áp dụng cho nhiều loại tài sản trong Forex, giao dịch tiền điện tử và giao dịch chứng khoán chứ k riêng hàng hóa.
Nhờ vào việc sử dụng mức trung bình của giá gần đây và giá lịch sử, CCI được xem là công cụ phổ biến của các nhà đầu tư để đo lường sự dao động giá thị trường. Nó cũng có thể được sử dụng để xác định các vùng quuá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold) và được sử dụng để xác định vị trí vào và thoát lệnh cũng như đánh giá sức mạnh của xu hướng.
Đặc điểm của chỉ báo CCI là gì?
Chỉ báo CCI được tạo ra để tìm xu hướng trên thị trường nhằm đưa ra các tín hiệu về xu hướng giảm giá hoặc tăng giá. Trong điều kiện bình thường CCI chủ yếu giao động dọc theo đường 0 trong phạm vi +100 và -100. Như vậy khi giá từ 0 đến +100 là tín hiệu xu hướng đang tăng. Còn khi giá từ 0 đến -100 là tín hiệu xu hướng đang giảm xuống. Mức giá chạy trên mức 100 có nghĩa là giá đang ở mức quá cao để mua, ngược lại dưới -100 giá quá thấp để bán.
Như đã chia sẻ, CCI thường được trader dùng để tìm kiếm xu hướng, cũng như theo dõi mức giá chuyển động trong phạm vi được xác định. Đồng thời, phát hiện bước ngoặt trong các xu hướng khi chỉ báo phân kỳ. Là thời điểm giá và chỉ giá di chuyển theo hai hướng khác nhau. Chẳng hạn như, giá vẫn đang có xu hướng tăng nhưng CCI lại giảm, việc này thể hiện rằng xu hướng đang diễn ra ở mức yếu.
Bạn hãy nhớ rằng, không phải lúc phân kỳ nào cũng xảy ra hiện tượng đảo ngược giá. Nhưng cũng là tín hiệu cảnh báo khả năng xu hướng đảo ngược sẽ sớm xảy ra. Giúp cho các trader cẩn thận hơn trong khi giao dịch dài hạn, siết chắt điểm dừng lỗ hoặc cắt lỗ, tìm ra các cơ hội tại các thời thời điểm bất ngờ.
Ý nghĩa của chỉ số CCI là gì?
Nhà đầu tư có thể xác định các cơ hội giao dịch sinh lời bằng cách sử dụng chỉ báo CCI để nhận biết xu hướng và hoạt động giá.
Xác định vùng quá mua quá bán
Một đợt điều chỉnh giá sắp xảy ra khi thị trường nằm trong vùng quá bán và chỉ số CCI > 100.
Ngược lại, thị trường đang ở vùng quá mua và việc điều chỉnh giá theo hướng tăng sắp xảy ra khi CCI < -100 và đi xuống.
Nhà đầu tư có thể xác định xem tín hiệu đột phá là thật hay lừa đảo từ vùng quá mua và quá bán, đảm bảo an toàn cho giao dịch.
Xác định xu hướng thị trường
Khi giá trị CCI nằm trong khoảng từ 0 đến 100, thị trường đang di chuyển theo hướng đi lên và có động lượng đáng kể;
Thị trường đang trải qua xu hướng giảm giá đáng kể nếu giá trị CCI nằm trong khoảng từ -100 (âm 100) đến 0.
Xác định được tính phân kỳ
Nhà đầu tư có thể xác định các dấu hiệu đảo chiều của thị trường dựa trên sự phân kỳ và hội tụ, được xác định bởi giá trị CCI.
Sự phân kỳ cho thấy thị trường sẵn sàng chuyển từ tăng sang giảm khi nó xảy ra sau khi đỉnh giá tiếp theo vượt qua đỉnh trước đó nhưng đỉnh CCI tiếp theo lại thấp hơn đỉnh trước đó.
Sự hội tụ, biểu thị rằng thị trường đã sẵn sàng chuyển từ giảm sang tăng, xảy ra khi đáy giá tiếp theo thấp hơn đáy giá trước đó và đáy CCI tiếp theo cao hơn đáy CCI trước đó.
Công thức giao dịch với chỉ báo CCI
Để có thể sử dụng thành thạo CCI đầu tiên bạn phải hiểu rõ chỉ số này là gì, sau đó đến dùng như thế nào, làm sao dùng chỉ số này để phân tích biểu đồ. Trên thực tế, thì chỉ báo này không phát ra tín hiệu quá mua hoặc quá bán. Nên khi bạn quan sát được giá đã nằm trên mức +100, thì có nghĩa thị trường đang có xu hướng tăng giá.
Giá trị trung bình của giá tài sản (Average Price – AP)
AP = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3
Nếu chọn phân tích trên khung thời gian nào thì 3 loại giá được áp dụng trong công thức CCI trên sẽ tương ứng với từng phiên giao dịch của khung thời gian đó.
Trung bình động đơn giản của giá (Moving Average – MA)
MA = [giá đóng cửa 1 (ĐC1) + giá ĐC2 + giá ĐC3 +…+ giá ĐCn] / n
Với n là khoản thời gian xem lại. Donald Lambert đã đề xuất sử dụng 1/3 chu kỳ thông thường của giá để tính giá trị của n. Chỉ báo CCI tiêu chuẩn thì giá trị của n bằng 14 (kỳ). Tuy nhiên, giá trị này có thể thay đổi dựa trên chiến lược của mỗi nhà đầu tư
Độ lệch thông thường (Mean Deviation – MD)
MD = [(MA – AP1) + (MA – AP2) + Giảm + (MA – APn)] / n
CCI = (AP – MA) / (0.015 x MD)
0.015 là hằng số được dùng để điều chỉnh các giá trị cci nằm trong giá trị -100 và +100. Chính vì thế, khi CCI vượt qua phạm vi đó thì cũng là lúc thị trường tạo các tín hiệu mua bán tốt cho nhà đầu tư.
Cách sử dụng CCI trong phân tích kỹ thuật
CCI là một công cụ để thể hiện sức mạnh xu hướng. CCI có thể được sử dụng để xác định xem một xu hướng là mạnh hay yếu, điều này cũng góp phần cho biết xu hướng đó sẽ tiếp tục hay đảo chiều khi xu hướng tăng hay giảm.
Thông thường, CCI được sử dụng như một tập hợp các chỉ báo cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật bổ sung:
Kết hợp cùng MA:
- Như bạn đã biết khi xu hướng tăng xuất hiện khi đường trung bình động ngắn hạn cắt đường trung bình động dài hạn. Những dấu hiệu này thường gặp trong giao dịch, cho thấy một số tín hiệu là sai.
- Khi chỉ số vượt qua đường -100 và bắt đầu tăng, giá sẽ đưa ra tín hiệu mua sử dụng cùng CCI. Khi chỉ số lại chạm -100, hãy kiếm lợi nhuận từ khoản đầu tư của bạn.
Phân kỳ CCI cùng đường giá:
- Phân kỳ của CCI xảy ra khi giá liên tục có xu hướng ngược lại với chỉ báo CCI. Cụ thể khi giá tạo ra các đỉnh cao dần lên nhưng CCI có dấu hiệu tạo đỉnh thấp hơn thì giá sẽ mất động lực và bắt đầu giảm. Điều này cũng đúng đối với sự phân kỳ dẫn đến tăng giá.
- Tùy thuộc vào từng trường hợp phân kỳ, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh chốt lời hoặc mở lệnh. Dưới đây là minh họa về lệnh dừng trong trường hợp xảy ra phân kỳ giảm giá trong CCI.
Khung giao dịch:
- Thông thường, các nhà đầu tư đã quen với việc vào lệnh sử dụng các điểm đột phá sẽ áp dụng chiến lược này. Sẽ có một khoảng thời gian trong đó giá sẽ thay đổi sau khi khung giao dịch được thiết lập.
- Tín hiệu mua dựa trên các đột phá thường đáng tin cậy và mang lại lợi nhuận đáng kể khi CCI đạt 100. Giao dịch sẽ dừng khi CCI giảm xuống dưới -100.
So sánh chỉ báo RSI và CCI trong đầu tư
Cả chỉ số kênh hàng hóa (CCI) và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đều là các chỉ báo động lượng dao động hiển thị sự phân kỳ và cho biết mức quá mua/quá bán. Trong khi chỉ báo RSI có các vùng thị trường quá mua và quá bán thì chỉ báo CCI có các mức quá mua và quá bán mạnh và yếu.
Mức tăng giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định được xác định bởi RSI. Khoảng thời gian mặc định thường là 14 kỳ. Việc vẽ biểu đồ chỉ số RSI xảy ra trong phạm vi từ 0 đến 100. Ngược lại với RSI, CCI thường không có giới hạn phạm vi và tính toán trong khoảng thời gian 20 kỳ.
Trong khi RSI hiếm khi hiển thị các vùng quá mua/quá bán thì CCI lại có. Do độ nhạy của CCI tăng lên đối với biến động giá và khả năng phát hiện sớm các tình huống mua quá mức hoặc bán quá mức
Tuy nhiên, RSI được sử dụng thường xuyên hơn để xác nhận các chỉ báo do CCI tạo ra. Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) có thể được sử dụng làm tín hiệu xác nhận cho giao dịch mua hoặc bán khi nó vượt qua trên hoặc dưới mức trung bình động của nó.
Chức năng chính của các chỉ báo dao động như RSI và CCI là tiết lộ thông tin liên quan đến đà giá. Mặc dù các nhà đầu tư thích sử dụng chỉ báo RSI thường xuyên hơn nhưng CCI vẫn hữu ích. Ngay cả khi không có nhiều nhà đầu tư sử dụng CCI, các dấu hiệu mua quá mức và bán quá mức mà nó cung cấp vẫn khá hữu ích. Cơ hội tiếp cận thành công của nhà đầu tư sẽ tăng lên nếu các tín hiệu từ cả hai chỉ báo đều đồng nhất. Điều này là do tín hiệu sẽ được xác minh nhiều hơn.
Hạn chế của việc sử dụng chỉ báo CCI là gì?
Bạn hãy nhớ rằng, cách dụng chỉ báo CCI là phát hiện các điều kiện dẫn đến xu hướng quá mua hoặc quá bán, nhưng CCI không tuân theo một công thức nhất định. Nên mọi tín hiệu mà chỉ số này đưa ra chỉ mang tính chủ quan để tham khảo, còn tất cả các yếu tố quyết định đều phụ thuộc vào kinh nghiệm của trader.
Mặc dù hiện nay, rất nhiều trader chuyên nghiệp vẫn sử dụng CCI để phân tích, nhưng chỉ số này vẫn có trễ nhất định. Nên đôi khi thông tin đưa sẽ trễ hơn và giá đã chạy xa khoảng một đoạn. Vì vậy, bạn muốn sử dụng thì cách tốt nhất là nên kết hợp với các phương thức kĩ thuật khác và nghiên cứu hướng di chuyển của giá.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết CCI là gì, và các trader đã thấy CCI indicator chỉ rõ cơ hội mua và bán. Trader có thể áp dụng nó với bất kỳ thị trường tài chính nào. Dù bắt nguồn từ giao dịch hàng hóa, nhưng chỉ báo CCI vẫn hoạt động tốt với cả thị trường forex và chứng khoán. Vậy còn chờ gì nữa mà không áp dụng chỉ báo CCI vào chiến lược giao dịch ngay hôm nay.