Đường hỗ trợ và kháng cự là thuật ngữ cơ bản trong Forex tuy khá dễ phân tích và dễ hiểu nhưng thực tế lại rất khó để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Nếu muốn thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì trước tiên các nhà đầu tư cần phải phân tích được những kỹ thuật cơ bản nhưng không kém phần quan trọng như: xác định vùng hỗ trợ và kháng cự, cách vẽ hỗ trợ và kháng cự,…
- Entry trigger là gì trong mô hình giá?
- Equity là gì trong Forex và cách cải thiện chỉ số này
- Fed là gì? Vì sao Fed có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
- FOMC là gì? Nó ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào
- Forex là gì có lừa đảo không? Tìm hiểu sự thật về thị trường ngoại hối
Để làm được điều đó trước tiên bạn cần tìm hiểu đường hỗ trợ và kháng cự là gì? (Resistance and Support). Hãy cùng tìm hiểu nó qua bài viết hôm nay của FX Việt nhé.
Đường hỗ trợ và đường kháng cự là gì?
Kháng cự và hỗ trợ trong Forex (Support and Resistance) là những mức giá mà tại đó nhà đầu tư kỳ vọng sẽ đảo chiều. Tại đó: Gặp vùng giá kháng cự thì có thể đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm, gặp vùng giá hỗ trợ thì có thể đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng. Nếu giá đi xuống vùng hỗ trợ và không thể phá vỡ thì đây là vùng hỗ trợ cứng (có hiệu lực) và đối với kháng cự cũng vậy.
Các loại kháng cự hỗ trợ trên thị trường
Đối với các nhà đầu tư, công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả nhất là các đường hỗ trợ và kháng cự. Nhà đầu tư có thể phân loại hỗ trợ và kháng cự thành 7 loại chính dựa trên cơ chế hoạt động và sự hình thành xu hướng như sau:
- Dựa trên xu hướng: Khi hai đỉnh và hai đáy gần nhau nhất, mức hỗ trợ và kháng cự sẽ hình thành.
- Dựa trên đường trung bình động: Vì bản chất của đường MA được sử dụng để xác định xu hướng nên các nhà đầu tư có thể sử dụng nó để tìm các mức hỗ trợ, kháng cự.
- Dựa trên tỷ lệ phục hồi Fibonacci: Các đường hỗ trợ và kháng cự dựa trên các số Fibonacci 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%.
- Dựa trên vùng giao dịch (Trading Range): Giá sẽ tạo thành đỉnh sau bằng đỉnh trước đó và đáy sau bằng đáy trước đó. Trader có thể tạo các đường hỗ trợ và kháng cự bằng cách vẽ hai đường thẳng song song.
- Dựa trên khoảng trống (GAP): Sau khi giá thay đổi thì nó sẽ phục hồi đến giữa khoảng trống trước khi di chuyển theo xu hướng để tạo thành các mức hỗ trợ, kháng cự.
- Dựa trên mức giá tròn: Đây là những mức giá được làm tròn như 1.2000, 1.3000 hoặc 1.1500,…
- Sự kết hợp của khung thời gian lớn và nhỏ: Các mức hỗ trợ và kháng cự trong khung thời gian lớn có thể được nhìn thấy trên các khung thời gian nhỏ hơn và ngược lại.
Cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự
Để có một giao dịch mang lại lợi nhuận cao thì trader phải xác định được đúng đường hỗ trợ và kháng cự. Vùng hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, nhiều trader hay nhầm lẫn vấn đề này dẫn đến sai lầm khi quyết định giao dịch với hỗ trợ và kháng cự.
- Mức hỗ trợ là đường nối các điểm giá phía dưới phần đáy. Có 2 đường hỗ trợ: đường nằm ngang khi xu hướng giá ổn định hoặc nghiêng dương khi xu hướng trend tăng giá
- Mức kháng cự là đường nối các điểm giá trên phần đỉnh. Cũng giống như đường hỗ trợ, đường kháng cự cũng có 2 dạng: đường hỗ trợ nằm ngang khi xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nghiêng âm khi xu hướng trend giảm giá.
Cách xác định mức kháng cự và hỗ trợ
Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá
Các đường hỗ trợ và kháng cự xác định một phạm vi giá thay vì một mức giá cụ thể. Bóng nến có thể được các nhà giao dịch sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự.
- Tại khu vực đỉnh: Sự chênh lệch giữa giá thấp và giá mở/đóng được gọi là mức hỗ trợ. Giá sẽ khó thoát khỏi vùng kháng cự được hình thành bởi nhiều nến (vùng kháng cự mạnh).
- Tại khu vực đáy: Sự chênh lệch giữa giá thấp và giá mở/đóng xác định mức kháng cự. Giá sẽ khó thoát khỏi vùng hỗ trợ được hình thành bởi nhiều nến (vùng hỗ trợ mạnh).
Sử dụng Trendline (đường xu hướng)
Đường hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm cơ bản trong phân tích kỹ thuật, hỗ trợ nhà đầu tư xác định thời điểm mua hoặc bán. Tuy nhiên, do giá của tài sản thường xuyên thay đổi trong xu hướng tăng hoặc giảm nên Trendline trở thành một công cụ tuyệt vời để xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
- Trong xu hướng giảm, việc kết nối hai đỉnh giá cùng lúc sẽ hình thành mức hỗ trợ hoặc kháng cự và áp lực bán sẽ tăng lên khi giá tiếp cận đường xu hướng.
- Ngược lại, trong xu hướng tăng, việc kết nối các mức giá thấp tạo thành đường xu hướng tăng hoặc đường hỗ trợ. Giá càng gần mức hỗ trợ thì áp lực mua càng lớn và giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng trở lại.
Sử dụng MA (đường trung bình giá)
Các đường MA có thể được các nhà giao dịch sử dụng làm đường hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn. Khi giá nằm dưới đường trung bình động, các đường trung bình động này sẽ làm dịu đi những tín hiệu nhiễu về giá ngắn hạn để hình thành các mức kháng cự và khi giá cao hơn đường trung bình động, chúng sẽ hình thành các mức hỗ trợ.
- MA đóng vai trò là đường hỗ trợ khi giá tăng lên trên đường MA20. Khi giá giảm dần xuống đường MA20 do áp lực chốt lời, áp lực mua tăng lên và giá quay trở lại xu hướng tăng.
- Ngược lại, khi giá giảm xuống dưới MA20, đường trung bình động sẽ chuyển thành đường kháng cự. Khi giá tiếp cận đường MA, áp lực bán tăng lên và giá tiếp tục xu hướng giảm.
Vai trò của đường hỗ trợ và kháng cự
Các nhà đầu tư thường sử dụng hai vùng này để xác định đường vào thị trường, vậy kháng cự và hỗ trợ là gì
- Đường hỗ trợ giúp trader quyết định mở lệnh mua
- Đường kháng cự giúp trader quyết định mở lệnh bán
- Việc thay đổi vị trí cho nhau giữa mức kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp nhà đầu tư xác định biên độ của thị trường các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ.
- Hỗ trợ và kháng cự quyết định sự thành công và thất bại của giao dịch
Những thị trường của hỗ trợ và kháng cự thường gặp
Thị trường có xu hướng: thị trường này chúng ta có thể nhìn thấy được sự tăng và giảm khá rõ. Việc hình thành kênh giá tăng và kênh giá giảm khá dễ dàng. Việc quyết định giao dịch dựa vào 2 đường hỗ trợ và kháng cự.
- Thị trường không có xu hướng: Là thị trường không có sự tăng giảm vì thế việc hình thành và xác định kênh giá tăng và giảm là không thể. Việc quyết định giao dịch dựa vào 2 đường hỗ trợ và kháng cự.
- Vùng kháng cự và cùng hỗ trợ đổi vị trí cho nhau: Thị trường này di chuyển khá mạnh mẽ có thể gây thủng vùng hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ trường hợp giá thị trường giảm mạnh làm thủng vũng hỗ trợ thì sẽ hình thành nên vùng kháng cự mới thay cho vùng hỗ trợ. Tại vùng kháng cự này nhà giao dịch có thể thực hiện lệnh bán khi giá lên.
Cách giao dịch vùng hỗ trợ và kháng cự hiệu quả
Nhà đầu tư có thể giao dịch đường hỗ trợ và kháng cự theo hai cách sau: Giao dịch khi giá bật lên và giao dịch khi giá phá vỡ.
Giao dịch khi giá bật lên
Khi giá tài sản chạm vào các đường hỗ trợ và kháng cự, phương thức giao dịch này sẽ dựa vào đó để bật trở lại. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư nên đợi giá phục hồi sau khi chạm mức hỗ trợ hoặc kháng cự trước khi đặt lệnh giao dịch mới.
Sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro nếu giá vượt qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Đây là chiến lược giao dịch có tính an toàn cao dành cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường tài chính.
Giao dịch khi giá phá vỡ
Trên thực tế, các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ không tồn tại mãi mãi và gần như chắc chắn sẽ bị phá vỡ một cách thường xuyên. Khi giá phá vỡ giao dịch, nhà đầu tư có thể đặt lệnh theo 2 cách như sau:
- Cách hung hăng: Khi giá vượt qua đường hỗ trợ và kháng cự một cách rõ ràng (giá cắt qua vùng này rất mạnh) thì nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh Buy hoặc Sell.
- Cách dè dặt: Đây còn được gọi là phương pháp đảo chiều, nghĩa là thay vì đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự, nhà đầu tư chờ giá phục hồi và chạm lại mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ trước đó rồi hãy vào lệnh.
Chú ý khi lựa chọn đường hỗ trợ và kháng cự trong Forex
- Vùng hỗ trợ và kháng cự có thể đổi chỗ cho nhau, khi vùng này bị phá vỡ sẽ thay thế bởi đường kia
- Để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự có độ chính xác, tin cậy cao thì phải xác định trong thời gian lâu khoảng ngày, tuần, tháng.
- Mức hỗ trợ kháng cự đáng tin cậy là vùng sát với hiện tại nhất. Bằng cách nào đó hãy theo dõi và điều chỉnh vùng kháng cự và hỗ trợ phù hợp nhất với diễn biến của thị trường.
- Đừng phức tạp hóa khi vẽ đường hỗ trợ và kháng cự vì nó sẽ nhanh chóng bị thay đổi
- Vùng kháng cự mạnh là vùng có mức giá thường xuyên test một vùng kháng cự mà không phá vỡ được, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ thì giá tăng càng mạnh.
Nhìn chung trong giao dịch để thành công các trader không thể bỏ qua đường hỗ trợ và kháng cự, nó có vài trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra quyết định nên mua hay bán (sẽ thắng hay là thua trong khi ra lệnh của bạn). Ngoài ra, nó còn chỉ cho các nhà đầu tư cách phân tích những biến động của các thị trường giao dịch Forex, đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến việc lên/xuống giá cả của sản phẩm.
Vậy là bài viết liên quan đến kiến thức “đường hỗ trợ và kháng cự” trong thị trường giao dịch Forex của FX Việt đến đây là kết thúc. Hy vọng thông qua đây sẽ giúp các nhà giao dịch hiểu chuyên sâu và tự tin hơn về quyết định của mình. Hãy theo dõi Fx.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về kiến thức hãy đến với chuyên mục Kiến thức Forex của chúng tôi nhé!.
Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp đầu tư tài chính.
Xem thêm
- Hướng dẫn cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ chi tiết cho trader
- Dùng SMA làm mức hỗ trợ và kháng cự động trong giao dịch Forex
- Làm thế nào để giao dịch với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự?
- Breakout là gì? Phương pháp giao dịch Breakout trong Forex
- Horizontal Line là gì? So sánh Horizontal Line và Trendline