Trong số tất cả các mô hình nến Price Action, mô hình nến Fakey thuộc nhóm mô hình nến cho hiệu quả tốt nhất. Không những một mà hầu hết nhà đầu tư đều đồng thuận với ý kiến này. Bất kỳ nhà đầu tư nào, khi đã sở hữu vốn kiến thức sâu rộng về mô hình này, đều là những nhà đầu tư đáng gờm, vì thực sự mô hình này không hề dễ để hiểu và dễ vận dụng.
- Top 5 mô hình nến tiếp diễn mà trader cần phải biết
- Nến búa ngược là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến búa ngược
- Top 4+ Mô hình nến Doji phổ biến nhất hiện nay
- Nến Inside Bar là gì? Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Inside Bar
- Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm và cách giao dịch với Diamond Top
Mô hình nến Fakey là gì?
Mô hình nến Fakey là mô hình nến được tạo thành bởi sự phá vỡ giả từ thị trường. Quá trình hình thành như sau: từ một nến Inside bar xuất hiện nến đảo chiều khác, tuy nhiên giá nhanh chóng thay đổi tạo ra sự phá vỡ giả.
Mô hình này không chỉ áp dụng được cho thị trường tài chính mà còn áp dụng trong thị trường chứng khoán hay tiền điện tử và được lựa chọn nhiều bởi những nhà đầu tư theo trường phái giao dịch hành động giá.
Đặc điểm của nến Fakey
- Trước khi xuất hiện Fakey pattern, là sự hình thành của Inside bar, nến Inside bar có khá nhiều biến thể, nhà đầu tư nên lưu ý điểm này.
- Sau khi hình thành Inside bar, ngay lập tức nó sẽ bị phá vỡ khi giá vượt khỏi đỉnh hoặc đáy của Mother bar. Đây chỉ là một sự phá vỡ giả và sẽ đảo chiều ngay sau đó.
- Mô hình nến Fakey là gì ? là mô hình bao gồm một mô hình Inside bar: 1 Mother bar, 1 Inside bar, 1 nến phá vỡ Inside bar và 1 nến đảo chiều sự phá vỡ đó (nến 4). Sau khi mô hình Fakey được tạo ra, giá lúc này sẽ theo hướng của cây nến 4.
Phân loại mô hình Fakey
Mô hình Fakey chia làm 2 loại: Fakey tăng (Bullish Fakey) và Fakey giảm (Bearish Fakey).
Mô hình nến Fakey tăng giá
Khi thị trường trong xu hướng giảm, mô hình nến Fakey tăng giá sẽ được tạo thành. Nếu nó hình thành ở mức hỗ trợ, báo hiệu sự đảo chiều tăng giá và bạn có thể đặt lệnh mua.
Mô hình nến Fakey giảm giá
Khi thị trường trong xu hướng tăng, mô hình nến Fakey giảm giá được hình thành. Nếu nó hình thành ở mức kháng cự, báo hiệu sự đảo chiều giảm và bạn có thể đặt lệnh bán.
Các biến thể của mô hình Fakey
Mẫu Pin Bar là một trong những biến thể chính của Fakey. Hai cây nến phía sau sẽ bị thu gọn thành nến Pin Bar, giúp phân biệt mô hình này với mô hình Fakey tiêu chuẩn.
Pin Bar Fakey: Tương tự như mô hình nến Fakey tiêu chuẩn nhưng nến thứ 3 và thứ 4 được thay thế bằng Pin Bar và có màu đối lập với nến Inside Bar, cụ thể:
- Thị trường có xu hướng tăng: Pin Bar thường có màu xanh với bấc dưới thấp hơn, cho thấy thị trường đang từ chối việc tăng giá.
- Thị trường có xu hướng giảm: Pin Bar thường có màu đỏ với bấc nến dài hơn, cho thấy thị trường đang từ chối việc giảm giá.
Một biến thể khác: Biến thể Fakey này giống với mô hình Pin Bar Fakey, nhưng cây nến cuối không được là Pin Bar. Thay vào đó, nó phải có bấc và thân dài hơn Pin Bar. Mặt khác, cây nến này có đặc tính gây ra biến động thị trường cao và báo hiệu sự phá vỡ giả của mô hình nến Inside Bar.
Ý nghĩa mô hình nến Fakey
Đối với Bullish Fakey, ngay khi giá vượt ra khỏi đáy của Mother bar, tức là mô hình Inside bar bị phá vỡ, các nhà đầu tư nhảy vào thị trường với lệnh bán bởi sự lầm tưởng Inside bar đã thực sự bị phá vỡ.
Tuy nhiên, sau đó có khá nhiều lệnh bán được thực hiện, đẩy giá đi xuống, và tung hết lực lượng để mua vào với giá thấp, khiến cho giá bật lên lại. Điều này càng tạo thêm động lực cho phe mua vào với khối lượng lớn và kết quả là giá tiếp tục bị đẩy lên xa hơn nữa.
Ngược lại, với Bearish Fakey, khi giá phá vỡ mô hình Inside bar , nhà đầu tư bắt đầu vào lệnh mua bởi lầm tưởng Inside bar đã bị phá vỡ. Lúc này có một thế lực đang chờ cho giá lên để đặt lệnh bán khủng làm cho giá bất ngờ đảo chiều giảm.
Trường hợp giá trên thị trường bị thao túng là rất hiếm đối với thị trường Forex, bởi khối lượng giao dịch tại đây quá lớn. Tuy nhiên vẫn có xảy ra trong quá khứ.
Ngoài ra, mô hình này còn xuất hiện khi xuất hiện những tin tức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đồng tiền hoặc những tài sản khác.
Cài đặt nến Fakey trên Tradingview
Để cài đặt mô hình nến Fakey trên bất cứ phần mềm nào, trước tiên bạn cần tạo tài khoản và đăng nhập. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Sau khi đăng ký tài khoản thành công >> Bạn nhấn vào mục “Biểu đồ” để vào mục Chart phân tích.
- Bước 2: Tại mục Chart >> Bạn nhấn vào biểu tượng “Fx” nằm phía trên >> Bạn điền chữ “Fakey” vào thanh tìm kiếm.
Như vậy bạn đã hoàn thành việc cài đặt mô hình nến Fakey. Khi khung này bị tắt, chỉ báo sẽ xuất hiện bên dưới giá.
Lưu ý: Hiện tại trên Tradingview có rất nhiều chỉ báo có thể hỗ trợ bạn phát hiện các mô hình nến Fakey. Do đó, bạn có thể chọn một vài chỉ báo để kiểm tra độ chính xác. Khi lựa chọn các chỉ báo, hãy chọn các chỉ báo có nhiều người sử dụng.
Phương pháp giao dịch với nến Fakey
Trong tất cả các điều kiện thị trường, mô hình nến Fakey đều có thể áp dụng được. Nhưng mô hình nến Fakey sẽ gia tăng hiệu quả khi thị trường có xu hướng rõ ràng hoặc thị trường mà xu hướng giá đi ngang trước những ngưỡng kháng cự/hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ. Mô hình nến Fakey sẽ rất chính xác khi xác định được vị trí dừng lỗ rõ ràng.
Các mô hình nến Fakey cung cấp các tín hiệu đảo chiều tăng hoặc giảm, vì vậy các nhà giao dịch có thể tìm kiếm vị trí mua/bán đảo chiều để nắm bắt xu hướng. Cách giao dịch như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng dài hạn
- Đầu tiên, bạn cần xác định xem cấu trúc thị trường đang trong xu hướng tăng, đi ngang hoặc giảm xuống.
- Sau đó, xác định các mức giá quan trọng mà thị trường có khả năng đảo chiều nhất.
- Một mô hình giả phải hình thành trong quá trình này để tạo cơ hội giao dịch.
Bước 2: Đặt giao dịch của bạn
- Điểm vào: Nhà giao dịch có thể vào lệnh ngay khi mô hình nến Fakey hoàn thành. Hoặc chờ xác nhận tín hiệu từ cây nến sau đó rồi vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến đó.
- Cắt lỗ: Đặt SL một vài pip bên dưới mức thấp của mẫu Fakey với lệnh mua và một vài pip trên mức cao với lệnh bán. Số lượng pip phụ thuộc vào chiến lược dài hạn hay ngắn hạn.
Điểm dừng nên được đặt ở mức 3 – 5 pips đối với giao dịch scalping, 5 – 10 pips đối với giao dịch day trading và 50 – 100 pips đối với giao dịch swing trading. - Chốt lời: Tỷ lệ chốt lời đảm bảo R:R 1:2 đến 1:3
Để giao dịch đơn giản và an toàn, nhà đầu tư cần chờ cho đến khi Fakey hoàn thiện rồi mới vào lệnh, tức khi cây nến thứ 4 kết thúc. Tuy nhiên, nếu muốn an toàn hơn, có thể đặt lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop tại mức giá phá vỡ của mô hình Fakey.
Bước 3: Quản lý rủi ro
Bạn cần đảm bảo giao dịch phù hợp với chiến lược vị thế của bạn. Hãy xem xét khả năng tài chính của bạn tại bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt nếu bạn đang theo đuổi một chiến lược có kỷ luật. Điều này sẽ giúp cho bạn hạn chế rủi ro hơn khi giao dịch.
Bước 4: Khi nào nên đóng lệnh giao dịch
Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tốt nhất để bạn sử dụng khi giao dịch là 1:2. Điều này cũng có nghĩa là bạn đang đặt một nửa số tiền của mình vào rủi ro. Khoảng cách giữa điểm vào và mức chốt lời của bạn phải lớn gấp đôi khoảng cách giữa điểm vào và mức dừng lỗ của bạn.
Việc sử dụng phương pháp đơn giản này, bạn sẽ có một tài khoản giao dịch đang hoạt động ngay cả khi bạn chỉ thực hiện đúng một nửa số giao dịch của mình.
Cách đặt Stop loss với các mô hình
Mô hình nến Fakey cơ bản:
- Stop loss đặt tại đáy của cây nến phá vỡ (Bullish Fakey) hoặc đỉnh của nến phá vỡ (Bearish Fakey) hoặc cách những điểm đó một vài pips (ví dụ: khung thời gian M30 thì 5-6 pips, H1 thì 10-15 pips, D1 thì 30-50 pips…)
- Vì lực đảo chiều lớn nên giá sẽ bức phá đủ lâu và mạnh để nhà đầu tư có được lợi nhuận, có thể đặt chốt lời với tỷ lệ Risk:Reward tối thiểu 1:2.
Mô hình nến Fakey với Pin Bar:
- Stop loss đặt tại đáy của Pin Bar hoặc đỉnh của Pin Bar hoặc cách một vài pips.
Cách chốt lời (Entry) với mô hình nến Fakey
Nhà đầu tư có thể đặt lệnh chốt lời theo tỷ lệ R:R là 1:2 tùy theo diễn biến của thị trường. Nói cách khác, khoảng cách giữa điểm vào của giao dịch và mức dừng lỗ cần phải bằng ½ mức vào lệnh (chốt lời) của giao dịch.
Mô hình nến Fakey hình thành trong vùng kháng cự:
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên vào lệnh SELL (bán) ngay tại vùng kháng cự (vị trí mũi tên đỏ).
Mô hình nến Fakey hình thành tròn vùng hỗ trợ:
Nến Fakey trong trường hợp này hình thành khi bắt đầu xu hướng tăng và xuất hiện chính xác ở mức hỗ trợ. Nhà đầu tư hiện có thể đặt lệnh MUA tại điểm thấp nhất của nến, được biểu thị bằng vị trí mũi tên màu đỏ.
Lưu ý khi giao dịch theo Fakey
Giao dịch với mô hình nến Fakey không phải 100% là hoàn hảo. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng và trao dồi thật nhiều kinh nghiệm. Cũng như những gì tôi đã đề cập ở đầu bài, nhà đầu tư có kỹ năng tốt về mô hình Fakey sẽ rất khác với những nhà đầu tư không có kiến thức gì về Fakey.
Dấu hiệu chính xác nhất của tín hiệu nến Fakey là sự cụ thể về cấu trúc giá. Nếu bạn cảm thấy tín hiệu chưa đáng tin cậy thì không nên nắm bắt nó mà cần kiên nhẫn chờ đến thời điểm thích hợp nhất. Vì nếu cứ giao dịch không an toàn, về lâu về dài tỷ lệ thắng trận sẽ giảm
Hãy kết hợp giao dịch giữa các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự, Pin Bar, trendline và Fakey, để tăng hiệu suất giao dịch.
Kết luận
Với những luận điểm trên, không thể phủ nhận được hiệu quả tuyệt vời mà mô hình nến Fakey mang lại cho đầu tư tài chính. Chúng tôi cho rằng, việc vận dụng mô hình này để cảnh giác sự phá vỡ giả là vô cùng cần thiết, bởi những đầu tư mới rất dễ rơi vào bẫy đảo chiều giả của thị trường.
Để tham khảo thêm những mô hình nến trong Forex giúp quá trình giao dịch hiệu quả hơn bạn có thể truy cập tại đây nhé! FXviet.net chúc nhà đầu tư giao dịch thành công!