Bất kỳ một trader nào khi tham gia vào thị trường giao dịch Forex hay đầu tư tài chính cũng sẽ không xa lạ với các mô hình nến đặc biệt là mô hình nến Shooting Star (hay còn gọi là mô hình nến bắn sao và mô hình nến Pin Bar). Đây là một trong 5 tín hiệu đảo chiều vô cùng mạnh mẽ luôn được các nhà giao dịch, đầu tư chú trọng và đặc biệt quan tâm.
- Hốt bạc nhờ đầu tư tài chính tại sao không? Một số kênh đầu tư uy tín
- Hướng dẫn 3 Bước cách mở tài khoản Forex uy tín nhanh chóng dành cho nhà đầu tư
- Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến và phân tích cho người mới từ A – Z
- Hướng dẫn cách dùng MetaTrader 5 trên máy tính từ A đến Z
- Hướng dẫn cách nạp/ rút tiền tại LiteFinance
Để hiểu hơn về mô hình nến Shooting Star là gì, đặc tính, cách vào lệnh cũng như ý nghĩa của nó trong giao dịch Forex hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, FX Việt sẽ giúp bạn!
Mô hình nến Shooting Star là gì?
Như bạn đã biết Mô hình nến Shooting Star hay còn gọi là nến bắn sao hoặc mô hình nến Pin Bar trong phương pháp Price Action, là mô hình nến đơn xuất hiện với thân nến ngắn nhưng lại có đuôi nến hướng lên dài (ít nhất là gấp đôi thân nến). Khi xuất hiện dấu hiệu của mô hình nến Shooting Star tức là sẽ có sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm (hay nến Pin Bar đảo chiều).
Mô hình nến bắn sao chuẩn thường là đưa ra tín hiệu đảo chiều cực mạnh và không cần có nến xác nhận. Tuy nhiên trên thực tế, các tín hiệu hỗ trợ thêm sau khi xuất hiện Shooting Star sẽ giúp các trader giảm thiểu rủi ro và có điểm vào lệnh chính xác hơn, đặc biệt đối với Binary Option.
Đặc điểm nhận dạng mô hình nến bắn sao (Shooting Star)
Một số đặc điểm nhận dạng mô hình nến Shooting Star cho các trader dễ hình dung như sau:
- Phần thân của nến nhỏ
- Đuôi nến phía trên dài tối thiểu là gấp đôi thân nến còn đuôi phía dưới ngắn hoặc cũng có thể không có.
- Nến xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng
- Có thể là một nến tăng hay một nến giảm
Chính vì thế mà mô hình nến Shooting Star thường không sử dụng riêng một mình nó mà phải kết hợp với ít nhất một cây nến sau đó nữa. Nếu xu hướng tăng trước đó mạnh thì độ mạnh của mô hình này sẽ được gia tăng hơn.
Diễn biến tâm lý của mô hình bắn sao
Đuôi dài hướng lên trên theo hướng của xu hướng là tâm điểm của mô hình này. Điều này chứng tỏ phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao hơn, nhưng phe bán từ chối và phản ứng quyết liệt nhằm đưa giá về mức mở cửa.
Hơn nữa, thị trường đã từ chối mức giá trên, khiến cho nhiều nhà đầu tư rơi vào bẫy. Điều này làm cho họ sợ hãi và muốn thoát khỏi giao dịch.
Khi thị trường đảo chiều ngay khi một cây nến bắn sao hình thành, nó tương tự như một con kangaroo dùng đuôi để hỗ trợ mình trong khi nhảy. Do đó, nhiều nhà đầu tư gọi bóng trên của mô hình Shooting Star là đuôi kangaroo.
Tín hiệu giao dịch của mô hình Shooting Star (Pinbar)
Nến xác nhận của Shooting Star
Về cơ bản, Shooting Star báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng tăng. Sau nến Shooting Star, nhà đầu tư phải đợi thêm một cây nến xác nhận đáp ứng các tiêu chí sau:
- Shooting Star là nến Bullish (nến xanh): Nến xác nhận Bearish phải có giá đóng cửa thấp hơn nến Pinbar.
- Shooting Star là nến Bearish: Nến xác nhận Bearish có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của Shooting Star trước đó.
Nếu điều kiện này được đáp ứng, nến bắn sao có tỷ lệ thắng cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với một xu hướng tăng, sự xác nhận này rất quan trọng vì xu hướng giá sẽ không xảy ra cho đến khi một cây nến mới đóng cửa bên dưới thân nến trước đó. Hơn nữa, nếu nhà đầu tư kết hợp với tín hiệu đảo chiều giảm giá mạnh thì xác suất đảo chiều của mô hình sẽ tăng lên.
Shooting Star xác nhận 2 kịch bản
Nếu không có nến xác nhận, Shooting Star sẽ tự xác nhận trong hai trường hợp sau.
- Trường hợp 1 – Hình bên trái: Một nến tăng nhỏ Bullish đứng trước nến Shooting Star, có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của thân nến Bullish trước đó.
- Trường hợp 2 – Hình bên phải: Một nến Bearish giảm giá đứng trước Shooting Star và giá đóng cửa của nến Bearish nằm trước giá mở cửa của nến bắn sao.
Lưu ý: Trong trường hợp 2, nến bắn sao xuất hiện sau một nến giảm giá khác có chiều dài tổng thể lớn hơn bao gồm cả thân thật và râu, so với các nến trước đó.
Giá đóng cửa của nến xác nhận
Nhà đầu tư phải cân nhắc xem nến xác nhận có đóng 1/3 thân nến từ dưới lên hay không. Bởi vì nến quá dài bên dưới thân nến cho thấy sự từ chối giá ở mức đóng cửa thấp hơn cũng như sự tiếp tục của xu hướng tăng. Nếu thị trường từ chối mức giá thấp hơn hiện tại, sự đảo chiều giảm giá sẽ xảy ra.
Kích thước nến Shooting Star so với các nến trước đó
Mô hình nến Shooting Star lớn hơn so với các nến khác hoặc có kích thước tương tự như các nến trước đó, cung cấp thông tin về tình hình thị trường hiện tại. Do đó, nến bắn sao lớn báo hiệu sự đảo chiều sắp xảy ra so với nến bắn sao nhỏ. Nhà đầu tư nên chờ đợi và đặt lệnh dựa trên các nến có kích thước tiêu chuẩn.
Cách giao dịch với mô hình Shooting Star
Cách vào lệnh với nến Shooting Star
Để đi đến các phương pháp vào lệnh chúng ta nói sơ lược lại về điểm vào lệnh. Điểm vào lệnh tiêu chuẩn cho mô hình nến đơn giản là đặt một lệnh bán (Put – Sell) ngay khi cây nến Pin Bar xuất hiện. Điểm vào lệnh tiếp theo cho mô hình nến Shooting Star là ngay khi nến Confirm Break kết thúc, trader tiến hành đặt một lệnh Bán (Put – Sell).
Không vòng vo thêm nữa chúng ta đi vào các phương pháp vào lệnh trong mô hình nến Shooting Star:
Cách vào lệnh cho mô hình nến Shooting Star có kèm theo tín hiệu xác nhận là một chiến thuật khá hay vì nó luôn đi theo sau một cây nến xác nhận và báo hiệu có sự đảo chiều mạnh. Nếu sử dụng các tín hiệu xác nhận đóng để bổ trợ cho chiến lược giao dịch thì bạn sẽ không sử dụng được các phương pháp vào lệnh chuẩn, bởi còn phải chờ nến xác nhận xuất hiện.
Tuy nhiên trên thực tế khi xuất hiện cây nến Pin Bar, thì nến này kèm nến xác nhận có thể tạo ra một vùng kháng cự mới ngay sau khi nến xác nhận kết thúc, sẽ có một số nến Pullback xuất hiện để kiểm tra lại đường kháng cự đó.
Với cách vào lệnh này bạn phải chuẩn bị tinh thần rằng khi sử dụng các tín hiệu phía trên thì có thể bỏ lỡ một số cơ hội. Vì trong một vài trường hợp mặc dù không có Pullback nhưng thị trường đảo chiều luôn. Tuy nhiên hãy giữ vững tinh thần khi giao dịch lấy “chất lượng” thắng “số lượng” và đảm bảo “chậm, chuẩn mà chắc”.
Cách đặt Stop Loss và Take Profit
Như bạn đã biết thị trường luôn có sự biến đổi liên tục và thất thường, trong quá trình giao dịch hay đầu tư sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp đi sai hướng hay dự đoán bị lệch. Và để khắc phục những lỗi sai đó không bị nghiêm trọng hơn ta phải nhờ đến Stop Loss.
Việc đặt Stop Loss cần đảm bảo rằng bạn đã dự đoán 1 phần của thất bại và đặt ở vị trí hợp lý nhất, nếu giá đến khu vực cắt lỗ bạn sẽ biết ngay việc đặt lệnh và các tín hiệu hỗ trợ đã sai hoàn toàn. Cụ thể như sau:
- Điểm Stop Loss: Bạn nên đặt điểm cắt lỗ nằm phía trên đỉnh của mô hình nến Shooting Star.
- Điểm Take Profit: Điểm chốt lời hoàn hảo nhất chính là bằng khoảng cách cắt lỗ nhân thêm cho 2 hay 3 lần. Điều này có nghĩa là nếu Stop Loss là 20 pip thì Take Profit lớn hơn 40 pip. Ngoài ra, bạn có thể đặt điểm chốt lời tại vùng kháng cự mạnh.
Shooting Star kết hợp với các tín hiệu đảo chiều khác
Shooting Star với vùng kháng cự
Các vùng hỗ trợ và kháng cự hoạt động như các vùng tiềm năng, nên bạn có thể đặt vùng kháng cự nằm phía trên đỉnh của thân nến thay vì phần trên của râu nến. Mặt khác, các đường hỗ trợ nên được đặt ở dưới cùng của thân nến, không phải ở điểm cuối của râu nến.
Khi kết hợp nến bắn sao với các đường kháng cự, mô hình Shooting Star thường được hình thành bằng cách chạm vào đường kháng cự và bật trở lại để tạo thành nến này.
Shooting Star với tín hiệu phân kỳ
Khi xuất hiện mô hình nến Shooting Star, phân kỳ MACD cho bạn tín hiệu mạnh hơn để xác định điểm và xu hướng thị trường sắp tới là đảo chiều hoặc giảm mạnh. Do đó, khi kết hợp với tín hiệu đảo chiều mạnh chẳng hạn như mô hình nến bắn sao, khả năng xảy ra đảo chiều ở mức giá hiện tại sẽ cao hơn.
Tuy nhiên trong thị trường giao dịch Forex các nhà giao dịch, nhà đầu tư luôn phải dõi theo các xu hướng và tình hình biến động của thị trường, nó là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thắng và thua của bạn.
Vì mô hình Shooting Star là một tín hiệu đảo chiều từ tăng giá (nến Bullish Pin Bar) sang giảm giá (nến Bearish Pin Bar), nó thực sự chỉ xuất hiện được sau xu hướng tăng mà thôi. Bạn nên lưu ý rằng không nên áp dụng mô hình này trong khi giá đang đi vào vùng Sideway, Channel hay Choppy price xu hướng giảm để tránh rủi ro.
Nhìn chung mô hình nến Shooting Star là một dạng phổ biến và thường xuyên xuất hiện nhất trong các mô hình nến Nhật, tuy nhiên để áp dụng chúng một cách hiệu quả và chiến thắng trong quá trình giao dịch của mình bạn cần nắm rõ mọi nguyên tắc hoạt động của mô hình, biến động thị trường và các yếu tố liên quan khác trước khi vào lệnh. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tin tức Forex tại đây nhé! Chúc trader thành công.