Chênh lệch lãi suất là gì? Tại sao các nhà giao dịch ngoại hối lại quan tâm tới lãi suất? - FX Việt

home > Khóa học Forex A-Z

Khóa học Forex A-Z

Chênh lệch lãi suất là gì? Tại sao các nhà giao dịch ngoại hối lại quan tâm tới lãi suất?

Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường Forex rất nhiều, cụ thể là lãi suất giúp cho thị trường ngoại hối có thể vận động. Nói cách khác, thị trường Forex biến động phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất và bị điều chỉnh bởi lãi suất trên toàn cầu. Lãi suất của một loại tiền tệ có lẽ là nhân tố đóng vai trò lớn nhất trong việc xác định giá trị của một loại tiền tệ.

Vì vậy, việc hiểu được cách Ngân hàng Trung ương của một quốc gia thiết lập chính sách tiền tệ của mình, chẳng hạn như quyết định lãi suất, là một điều rất quan trọng mà nhà giao dịch không thể bỏ qua.

Một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lãi suất của một Ngân hàng Trung ương là sự ổn định về giá hay “lạm phát”.

Lãi suất là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Forex
Lãi suất là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Forex

Lạm phát là sự gia tăng ổn định trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát là lý do tại sao cha mẹ hoặc ông bà của bạn chỉ cần trả một xu để mua một ly soda trong những năm 1920, nhưng bây giờ mọi người phải trả gấp hai mươi lần con số đó cho cùng một sản phẩm. Chúng ta đều chấp nhận rằng mức lạm phát vừa phải sẽ đi kèm với tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, lạm phát quá mức có thể gây hại cho nền kinh tế, vì vậy mà các Ngân hàng Trung ương luôn quan tâm và theo dõi sát sao các chỉ số như CPI và PCE. 

Những Ngân hàng Trung ương nhà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng phải quan tâm:

  • Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)
  • Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ)
  • Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB)
  • Ngân hàng Anh (BOE)
  • Cục Dự trữ Liên bang (Fed)
  • Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA)
  • Ngân hàng Canada (BOC)
  • Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
Cục Dự trữ Liên bang (Fed)
Cục Dự trữ Liên bang (Fed)

Trong nỗ lực giữ lạm phát ở mức chấp nhận được, các Ngân hàng Trung ương khả năng cao sẽ tăng lãi suất, dẫn đến mức tăng trưởng chung thấp hơn và lạm phát chậm hơn. Điều này xảy ra là do thiết lập lãi suất cao thường buộc người tiêu dùng và doanh nghiệp vay ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, kìm hãm các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, các khoản vay cũng sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Mặt khác, khi lãi suất giảm, người tiêu dùng và doanh nghiệp có xu hướng vay nhiều hơn (vì ngân hàng giảm mức đòi hỏi khi cho vay), thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, nhằm đẩy mạnh kinh tế thị trường.

Mọi tiền tệ đều dựa vào lãi suất, giúp điều tiết dòng vốn toàn cầu chảy vào và ra khỏi một quốc gia. Chúng là công cụ mà các nhà đầu tư sử dụng để xác định xem họ nên đầu tư vào một quốc gia hay không nên đầu tư vào những quốc gia này. Chẳng hạn, nếu bạn đứng trước lựa chọn giữa tài khoản tiết kiệm với lãi suất 1% và phương án khác có lãi suất 0,25%, bạn sẽ chọn cái nào? Bạn sẽ chọn phương án 1% đúng không? Chúng tôi hy vọng như vậy, bởi vì rõ ràng là 1% lớn hơn 0.25%. 

Lạm phát của một quốc gia
Lạm phát của một quốc gia

Lãi suất của một quốc gia càng cao, tiền tệ của quốc gia ấy sẽ càng mạnh. Tiền tệ của quốc gia có lãi suất thấp hơn sẽ có nhiều khả năng suy yếu trong dài hạn hơn.

Điểm chính được rút ra là lãi suất trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của người chơi trên toàn cầu về giá trị của một loại tiền tệ này so với loại tiền khác.

Kỳ vọng lãi suất

Thị trường luôn thay đổi theo dự đoán về các sự kiện kinh tế, chính trị, … khác nhau. Lãi suất cũng tương tự, luôn thay đổi, tuy nhiên chúng không thay đổi thường xuyên như thị trường. Hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối không dành thời gian tập trung vào lãi suất hiện hành bởi thị trường đã đưa mức lãi suất ấy vào giá  của tiền tệ rồi.

Điều quan trọng hơn cần quan tâm là lãi suất được KỲ VỌNG sẽ diễn biến ra sao. Nhà giao dịch cũng cần biết rằng lãi suất có xu hướng thay đổi theo chính sách tiền tệ, hay cụ thể hơn là thay đổi khi chu kỳ tiền tệ kết thúc. Nếu lãi suất đã liên tục giảm trong một khoảng thời gian, gần như không thể tránh khỏi chuyện chúng sẽ biến động theo chiều ngược lại.

Kỳ vọng lãi suất đối với thị trường ngoại hối
Kỳ vọng lãi suất đối với thị trường ngoại hối

Lãi suất sẽ phải tăng vào một lúc nào đó. Và bạn có thể tin tưởng vào các nhà đầu cơ để biết khi nào điều đó sẽ xảy ra và mức tăng sẽ là bao nhiêu. Sự thay đổi trong kỳ vọng là một tín hiệu cho thấy bắt đầu có thay đổi trong đầu cơ, thu hút được nhiều động lực (momentum) hơn, khi lãi suất gần tới lúc thay đổi.

Tuy rằng lãi suất biến động theo sự thay đổi dần dần của chính sách tiền tệ, tâm lý thị trường cũng có thể thay đổi đột ngột chỉ từ một báo cáo duy nhất. 

“Dot plot.” là biểu đồ dự đoán lãi suất của Fed (Cục Dự trữ Liên bang). Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sử dụng biểu đồ này để đưa ra tín hiệu triển vọng của các mức lãi suất. Biểu đồ dự đoán lãi suất “Dot Plot” được công bố sau mỗi cuộc họp của Fed, cho thấy dự đoán của 16 thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (các ông lớn trong Fed, những người thực sự chịu trách nhiệm thiết lập lãi suất).

Chênh lệch lãi suất

Chênh lệch lãi suất của AUD và USD
Chênh lệch lãi suất của AUD và USD

Chênh lệch lãi suất thường được đo lường bởi hai loại tiền tệ đứng chung với nhau, hay còn gọi cặp tiền tệ. 

Chênh lệch lãi suất tăng lên giúp củng cố đồng tiền có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, trong khi chênh lệch thu hẹp là tín hiệu tích cực đối với đồng tiền có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Các trường hợp lãi suất của hai nước diễn biến ngược chiều nhau thường tạo ra một số biến động lớn nhất trên thị trường.

Một cặp tiền biến động mạnh trên thị trường là biểu hiện của một đồng tiền tăng và một đồng tiền giảm. 

So sánh lãi suất danh nghĩa và thực tế

Khi nói về lãi suất, chúng ta có thể đang đề cập đến lãi suất danh nghĩa hoặc lãi suất thực. Vậy hai loại lãi suất này có gì khác nhau?

Lãi suất danh nghĩa là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên mình nó không thể làm nên câu chuyện. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất trước khi được điều chỉnh lạm phát. 

Lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ cho lãi suất kỳ vọng. 

So sánh lãi suất danh nghĩa và thực tế
So sánh lãi suất danh nghĩa và thực tế

Lãi suất danh nghĩa thường là mức lãi suất được công bố hoặc là mức lãi suất cơ bản mà bạn thấy (ví dụ: lãi suất trái phiếu).

Mặt khác, thị trường không tập trung vào lãi suất danh nghĩa mà thay vào đó lại quan tâm đến lãi suất thực. Nếu bạn sở hữu một trái phiếu có lãi suất danh nghĩa là 6% nhưng lạm phát hàng năm ở mức 5%, lợi suất thực của trái phiếu sẽ chỉ là 1%. 

Giao dịch chênh lệch lãi suất này là rất lớn, vậy nên hãy luôn nhớ phân biệt giữa hai mức lãi suất nói trên.

Kết luận 

Lãi suất là nhân tố vô cùng quan trọng, chênh lệch lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến biến động trên thị trường ngoại hối. Nó là một loại tin tức cơ bản của thị trường, mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng phải để tâm đến. Nếu muốn thành công trên con đường Forex, nhà giao dịch không nên chỉ quan tâm đến giao dịch chênh lệch lãi suất, mà còn phải để tâm đến những thông tin kinh tế quan trọng.

Bài Tiếp Theo
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận