Trường phái Hawkish và Dovish của Ngân hàng Trung ương - FX Việt

home > Khóa học Forex A-Z

Khóa học Forex A-Z

Trường phái Hawkish và Dovish của Ngân hàng Trung ương

Chúng ta mới vừa được biết rằng giá tiền tệ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các thay đổi về lãi suất của một quốc gia. Hiện giờ chúng ta đã hiểu được rằng lãi suất chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quan điểm của một Ngân hàng Trung ương về nền kinh tế và sự ổn định giá cả, từ đó ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ mà NHTW đưa ra.

Mặc khác, một Ngân hàng Trung ương sẽ đi theo một trong hai trường phái là trường phái Hawkish và Dovish.

Các Ngân hàng Trung ương hoạt động giống như hầu hết các doanh nghiệp, chỉ khác ở chỗ họ cũng có một nhà lãnh đạo, một thống đốc hoặc một chủ tịch. Người lãnh đạo này, có vai trò là tiếng nói đại diện cho Ngân hàng Trung ương đó, truyền tải tới thị trường định hướng chính sách tiền tệ mà NHTW đưa ra. Và giống như khi Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg bước tới micro, mọi người sẽ đều lắng nghe mọi phát ngôn của người lãnh đạo này.

Nhiệm vụ của Thống đốc Ngân hàng Trung ương
Nhiệm vụ của Thống đốc Ngân hàng Trung ương – Trường phái Hawkish và Dovish

Vì vậy, bằng cách sử dụng Định lý Pythagore (trong đó a² + b² = c²), sẽ là hợp lý khi chúng ta theo dõi các phát ngôn của các cá nhân làm việc ở Ngân hàng Trung ương.

Việc nắm bắt được những gì sắp xảy ra liên quan đến các thay đổi chính sách tiền tệ tiềm năng là rất quan trọng. Và may mắn cho nhà giao dịch, các Ngân hàng Trung ương đang ngày một làm tốt hơn trong việc giao tiếp với thị trường. Còn việc bạn có thực sự hiểu những gì NHTW nói hay không thì lại là một câu chuyện khác.

Vì vậy, lần tới khi Jerome Powell hoặc Mario Draghi phát biểu, hãy để ý lắng nghe. Nếu không tự tin để hiểu hết ý nghĩa tin tức của những vị Thống đốc truyền tải, nhà giao dịch có thể dùng lịch kinh tế để chuẩn bị trước những vấn đề sẽ đề cập, khi các nhân vật này phát biểu.

Mặc dù, thống đốc Ngân hàng Trung ương không phải là người duy nhất đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ cho một quốc gia hoặc nền kinh tế, nhưng những gì người này nói sẽ chẳng những không bị phớt lờ, mà được tôn sùng.

Không phải tiếng nói của mọi quan chức Ngân hàng Trung ương đều mang cùng trọng lượng như nhau.

Các bài phát biểu của Ngân hàng Trung ương có khả năng kích động phản ứng của thị trường, vì vậy hãy theo dõi các biến động nhanh xảy ra sau các thông báo này.

Các bài phát biểu có thể bao gồm mọi thứ, từ thay đổi (tăng, giảm hoặc giữ nguyên) đối với lãi suất hiện hành, đến các cuộc thảo luận về đo lường và triển vọng tăng trưởng kinh tế, đến các thông báo chính sách tiền tệ, nêu rõ những thay đổi hiện tại và tương lai. Tuy nhiên thì cũng đừng tuyệt vọng nếu bạn không thể bắt nhịp với sự kiện trực tiếp. Ngay khi Thống đốc phát biểu, các cơ quan báo chí từ khắp nơi sẽ truyền tải thông tin này đến quý độc giả.

Các nhà phân tích và giao dịch ngoại hối cũng thu được tin tức và cố gắng mổ xẻ giọng điệu và ngôn ngữ chung của thông báo, công đoạn này được thực hiện vô cùng cẩn trọng, khi thông tin này có liên quan tới thay đổi lãi suất hoặc tăng trưởng kinh tế.

Ý nghĩa của Ngân hàng Trung ương trong giao dịch Forex
Ý nghĩa của Ngân hàng Trung ương trong giao dịch Forex – Trường phái Hawkish và Dovish

Giống như cách thị trường phản ứng với việc phát hành các báo cáo hoặc chỉ số kinh tế khác, các nhà giao dịch ngoại hối phản ứng mạnh hơn đối với hoạt động của Ngân hàng Trung ương và thay đổi lãi suất khi chúng không đúng như kỳ vọng của thị trường hiện tại.

Việc dự đoán trước, xem một chính sách tiền tệ sẽ phát triển ra sao theo thời gian đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn bởi các Ngân hàng Trung ương đang ngày càng minh bạch hơn. Tuy nhiên, luôn có khả năng các Ngân hàng Trung ương sẽ thay đổi đánh giá triển vọng của mình ở mức độ lớn hơn hoặc thấp hơn dự kiến. Chính trong thời gian này, độ BIẾN ĐỘNG của thị trường sẽ rất cao và chúng ta cần thận trọng với các giao dịch đang được nắm giữ và cả các giao dịch mới.

Trường phái Hawkish và Dovish

Hai trường phái chính của Ngân hàng Trung ương
Hai trường phái Hawkish và Dovish của Ngân hàng Trung ương

Các ngân hàng trung ương có thể được xem là theo phe “ Hawkish” hay “ Dovish” tùy thuộc vào cách ngân hàng này tiếp cận đối với các tình huống kinh tế nhất định.

Trường phái Hawkish

Các Ngân hàng Trung ương được coi là theo trường phái “Hawkish”, khi ngân hàng này ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát, dù cho việc này gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và vấn đề việc làm.

Những từ như “thắt chặt” và “làm nóng” sẽ được sử dụng để diễn tả về nhóm NHTW này. Ví dụ, “Ngân hàng Canada đứng trước tình trạng lạm phát tăng cao”. Ngân hàng Canada có thể được coi là theo trường phái Hawkish nếu họ đưa ra tuyên bố chính thức nghiêng về hướng tăng lãi suất để giảm mức lạm phát đang ở mức cao.

Trường phái Dovish

Mặt khác, các Ngân hàng Trung ương theo trường phái “Dovish” thường sẽ ủng hộ tăng trưởng kinh tế và việc làm, hơn là thắt chặt lãi suất. Họ cũng thường có lập trường hoặc quan điểm ít công kích hơn đối với một sự kiện hoặc hành động kinh tế cụ thể.

Các từ như “xoa dịu” và “hạ nhiệt” sẽ được sử dụng để diễn tả về nhóm NHTW này. Và người chiến thắng trong cuộc đấu giữa các NHTW thuộc cả hai trường phái trên sẽ là một trận đấu bất phân thắng bại. 

Kết luận

Nhà giao dịch sẽ tìm thấy nhiều ngân hàng “lập lờ nước đôi”, khi thể hiện cả hai trường phái Hawkish và Dovish. Tuy nhiên, bản chất thực sự của họ sẽ lộ diện, khi có điều kiện thị trường khắc nghiệt xảy ra.

Bài Tiếp Theo
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận