Phân loại nhà môi giới: Dealing Desk và No Dealing Desk - FX Việt

home > Khóa học Forex A-Z

Khóa học Forex A-Z

Phân loại nhà môi giới: Dealing Desk và No Dealing Desk

Bước đầu tiên trong việc chọn một nhà môi giới ngoại hối là tìm hiểu nhu cầu đầu tư của bạn là gì. Bên cạnh đó, nhà giao dịch còn phải biết phân loại nhà môi giới. Bởi cơ bản, không phải nhà môi giới nào cũng giống nhau về dịch vụ cung cấp. 

Có thể phân loại nhà môi giới ngoại hối thành hai loại chính: Dealing Desks (DD) và No Dealing Desks (NDD)

Sàn giao dịch Forex kiểu Dealing Desk, hay còn được gọi với cái tên là nhà tạo lập thị trường (Market Makers). Còn đối với nhà môi giới kiểu No Dealing Desks, thì chia thành hai nhóm là nhà môi giới đóng vai trò chuyển lệnh (STP) và Mạng lưới giao dịch điện tử (ECN) + STP.

Phân loại nhà môi giới Forex
Phân loại nhà môi giới Forex

Phân loại nhà môi giới ngoại hối

Nhà môi giới Dealing desk là gì?

Các nhà môi giới Dealing desk (DD) kiếm tiền thông qua chênh lệch giá mua/giá bán và cung cấp thanh khoản cho khách hàng. Còn được gọi là nhà làm giá thị trường hay nhà cái. 

Các nhà môi giới Market Makers được hiểu đúng với cái tên nhà môi giới tạo lập thị trường của nó. Đây là những sàn tự tạo tỷ giá của các cặp tiền và họ cũng là tổ chức tạo nên thị trường, tức là họ thường đảm nhận cả phe mua và phe bán để điều chỉnh tỷ giá. Nếu bạn nghĩ điều này gây xung đột lợi ích với khách hàng, thì thực sự bạn chưa hiểu đúng về kiểu nhà môi giới này. 

Các nhà tạo lập thị trường cung cấp cả giá bán và mua, có nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng. Họ không quan tâm đến bất kỳ giao dịch của một cá nhân nào trên thị trường. Vì các nhà tạo lập thị trường kiểm soát giá và các lệnh được thực hiện, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi họ thiết lập mức chênh lệch spread cố định (chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này sau).

Ngoài ra, khách hàng của các nhà tạo lập thị trường sẽ không nhìn thấy lãi suất thật sự trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh trên thị trường ngoại hối như hiện nay, khiến cho mức lãi suất của nhà môi giới DD gần với tỷ giá thị trường liên ngân hàng.

Để hiểu hơn về cách cung cấp dịch vụ của các sàn Dealing desk, hãy xem ví dụ dưới đây:

Nhà môi giới Dealing desk trong Forex
Nhà môi giới Dealing desk trong Forex

Giả sử: nhà giao dịch đặt lệnh mua cặp tiền EUR/USD với khối lượng 100.000 đơn vị tiền tệ với nhà môi giới Dealing desk. Nhà môi giới này sẽ thực hiện lệnh cho bạn, bằng cách tìm một nhà giao dịch khác đang bán cặp tiền EUR/USD hoặc nhà môi giới sẽ chuyển lệnh của bạn đến nhà cung cấp thanh khoản, còn một cách nữa là chuyển lệnh của bạn cho tổ chức lớn có thể mua hoặc bán một sản phẩm tài chính. Đây cũng là cách mà nhà môi giới Dealing desk tìm kiếm lợi nhuận, mà không phải quan tâm quá nhiều đến những rủi ro. 

Tuy nhiên, trong trường hợp không có giao dịch phù hợp, họ sẽ phải thực hiện lệnh đối xung với giao dịch của bạn. Những nhà môi giới khác nhau sẽ có những cách quản lý rủi ro khác nhau, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách này, trước khi bắt đầu đặt niềm tin vào nhà môi giới. 

Nhà môi giới No Dealing desk là gì?

Không giống với nhà môi giới DD, nhà môi giới No Dealing Desk (NDD) không chuyển giao dịch của nhà giao dịch qua các quầy giao dịch. Điều này có nghĩa là nhà môi giới không giao dịch đối ngược với khách hàng mà chỉ là đơn vị liên kết hai bên mua và bán với nhau.

NDD có thể tính một khoản hoa hồng rất nhỏ cho hoạt động giao dịch hoặc họ chỉ tăng phí bằng cách tăng mức chênh lệch một chút. Nhà môi giới NDD có thể là STP hoặc STP+ECN.

Nhà môi giới No Dealing desk trong Forex
Nhà môi giới No Dealing desk trong Forex

Nhà môi giới STP là gì?

Nếu theo dõi nhiều về nhà môi giới, bạn sẽ thấy nhiều nhà môi giới hiện nay khẳng định mình là là môi giới ECN. Tuy nhiên, họ chỉ là những nhà môi giới cung cấp dịch vụ theo quy trình. Những nhà môi giới thuộc loại STP có nhiệm vụ chuyển lệnh của nhà giao dịch đến nhà cung cấp thanh khoản. Tại đây, nhà cung cấp thanh khoản sẽ có nhiệm vụ truy cập và tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng.

Nhà môi giới STP và ECN
Phân loại nhà môi giới STP và ECN

Các nhà môi giới No Dealing desk STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, và cung cấp chênh lệch giá mua và bán khác nhau.

Ví dụ như: trường hợp nhà môi giới NDD STP sẽ có ba nhà cung cấp thanh khoản khác nhau. Trong hệ thống, sẽ có 3 cặp giá mua bán khác nhau. Hệ thống của nhà môi giới sẽ sắp xếp giá mua bán từ mức thấp nhất đến cao nhất. 

Đây sẽ là báo giá mà bạn sẽ thấy trên nền tảng giao dịch của bạn?

Nhà môi giới không vượt qua tất cả những rắc rối đó để đưa ra một dịch vụ miễn phí! Để bù đắp cho những vấn đề họ đã giải quyết, nhà môi giới sẽ thêm vào mức chênh lệch giá mua/bán, thường là cố định. Nếu thật sự họ muốn quyết định thêm 1 pip, thì lúc này giá mua và giá bán sẽ thay đổi.

Nếu chênh lệch của các nhà cung cấp thanh khoản giản rộng, nhà môi giới sẽ mở rộng chênh lệch dành cho khách hàng.

Một số ít nhà môi giới STP cung cấp chênh lệch giá cố định, còn hầu hết đều có chênh lệch BIẾN ĐỔI

Nhà môi giới ECN là gì?

Có thể nói, nhà môi giới No Dealing desk ECN là nhà môi giới có cách hoạt động khá khác biệt, nó cho phép các nhà giao dịch trên thị trường tương tác với nhau, thông qua một mạng lưới là ECN. 

Phân loại nhà môi giới - Nhà môi giới ECN
Phân loại nhà môi giới – Nhà môi giới ECN

Người tham gia vào mạng lưới này có thể là ngân hàng, nhà giao dịch, quỹ đầu cơ và thậm chí là các nhà môi giới khác. ECN cũng cho phép khách hàng của họ nhìn thấy “Độ sâu của thị trường” hay còn gọi là mức độ thanh khoản.

Độ sâu của thị trường hiển thị lệnh mua và bán của những người tham gia thị trường khác. Vì bản chất ECN, rất khó để thực hiện phí chênh lệch cố định nên các nhà môi giới ECN thường được nhận được ít hoa hồng.

Tóm lại, phân loại nhà môi giới là một bước cần thiết trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Bởi vì, khi phân loại, bạn srẽ biết đâu là sàn phù hợp với phong cách của mình và đâu là sàn an toàn, nên đặt niềm tin vào đó.

Bài Tiếp Theo
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận