Cách đo lường mức độ biến động trong Forex - FX Việt

home > Khóa học Forex A-Z

Khóa học Forex A-Z

Cách đo lường mức độ biến động trong Forex

Biến động là thứ mà chúng ta có thể sử dụng khi tìm kiếm các cơ hội tốt để giao dịch với đột phá. Đo lường mức độ biến động giá tổng thể trong một thời gian nhất định và thông tin này có thể được sử dụng để phát hiện các Breakout tiềm năng.

Trong Forex, có rất nhiều chỉ báo giúp nhà giao dịch có thể xác định xu hướng trên thị trường, đánh giá mức độ biến động của một cặp tiền tệ. Bạn có thể được hỗ trợ rất nhiều nếu sử dụng các chỉ báo này khi tìm kiếm cơ hội breakout.

Phương pháp đo lường mức độ biến động

Trung bình động

Các đường trung bình di động có lẽ là chỉ báo phổ biến nhất được sử dụng, bởi các nhà giao dịch ngoại hối và mặc dù đây là một công cụ đơn giản, nhưng chúng lại giúp cung cấp dữ liệu vô giá. Nói một cách đơn giản, các đường trung bình động đo chuyển động trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: nếu bạn áp dụng 20 SMA (Đường trung bình động giản đơn chu kỳ 20 ngày) cho biểu đồ hàng ngày, chỉ báo này sẽ cho bạn thấy chuyển động trung bình của giá trong 20 ngày qua.

Ngoài ra, còn có các loại đường trung bình động khác như: đường trung bình động hàm mũ và trung bình động có trọng số. Tuy nhiên, để phục vụ cho bài học này thì FX Việt sẽ không đi quá chi tiết về các loại trung bình động này. Để biết thêm thông tin về chỉ báo trung bình động hoặc nếu muốn được bổ túc lại kiến thức về chủ đề này, hãy xem bài học của FX Việt về các đường trung bình động.

Phương pháp đo lường mức độ biến động với trung bình động
Phương pháp đo lường mức độ biến động với trung bình động

Dải Bollinger

Dải Bollinger là công cụ tuyệt vời để đo lường mức độ biến động, bởi vì đây chính là nhiệm vụ mà chỉ báo này được giao phó ngay từ giai đoạn thiết kế.

Các dải Bollinger về cơ bản là 2 đường kẻ giúp xác định 2 độ lệch chuẩn trên và dưới của một đường trung bình động trong một khoảng thời gian.

Vì vậy, nếu chúng ta đặt X ở mức 20, chúng ta sẽ có một đường 20 SMA và hai đường kẻ khác đi kèm. Trong đó có một đường kẻ sẽ xác định mức độ lệch chuẩn +2 phía trên đường SMA và đường còn lại sẽ xác định mức độ lệch chuẩn -2 bên dưới đường SMA.

Khi hai dải Bollinger này giao nhau sẽ là tín hiệu cho biết rằng biến động đang ở mức THẤP. Khi các dải Bollinger mở rộng ra (loe rộng), đây là tín hiệu cho chúng ta biết biến động đang ở mức CAO.

Cách đo độ biến động bằng dải Bollinger
Cách đo độ biến động bằng dải Bollinger – đo lường mức độ biến động

Vùng biên độ Trung bình (ATR)

Cuối cùng trong danh sách mà chúng ta cần kể đến là chỉ báo Vùng biên độ Trung bình, hay còn được gọi là ATR.

ATR là một công cụ tuyệt vời để đo lường mức độ biến động bởi vì chỉ báo này cho chúng ta biết phạm vi giao dịch trung bình của thị trường trong khoảng thời gian X, trong đó X là bất cứ giá trị nào mà bạn muốn.

Vì vậy, nếu bạn đặt ATR tại mức giá trị 20 trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo này sẽ hiển thị cho bạn biết phạm vi giao dịch trung bình trong 20 ngày qua.

Phương pháp đo lường mức độ biến động với ATR
Phương pháp đo lường mức độ biến động với ATR
  • Khi ATR giảm sẽ là một dấu hiệu cho thấy độ biến động đang giảm.
  • Khi ATR tăng sẽ là một dấu hiệu cho thấy độ biến động đang gia tăng.

Kết luận

Ba phương pháp đo lường mức độ biến động trên đều mang những hiệu quả khác nhau. Nhà giao dịch nên chọn một phương pháp khiến mình tự tin nhất, tức là tự tin cả về mặt kiến thức nhà giao dịch nắm được, cũng như dự đoán những hiệu quả mà nó mang lại. Ngoài ra, nhà giao dịch có thể kết hợp với những chỉ báo khác, để mang lại kết quả khả quan hơn. 

Bài Tiếp Theo
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận