Mô hình Cái Nêm là mô hình báo hiệu một đợt tạm dừng trong xu hướng hiện tại. Khi bạn bắt gặp hình thái này, chúng báo hiệu rằng các nhà giao dịch ngoại hối vẫn đang quyết định xem tiếp sẽ đưa cặp tiền tệ này đi về đâu.
- Tính kiên nhẫn và giữ kỷ luật cần thiết như thế nào?
- Tóm tắt kiến thức lý thuyết sóng Elliott
- Tóm tắt kiến thức về chỉ báo đi trước xu hướng và theo sau xu hướng
- Tóm tắt kiến thức về khung thời gian và phân tích đa khung thời gian
- Tóm tắt những phương pháp sử dụng đường trung bình động
Hình thái dạng nêm có thể là dấu hiệu báo trước biến động tiếp tục hoặc đảo ngược. Nêm là một công cụ có hình lăng trụ tam giá, hình dáng tương tự như mặt phẳng nghiêng.
Mô hình Cái Nêm dạng tăng
Mô hình Cái Nêm dạng tăng được hình thành khi giá củng cố giữa đường hỗ trợ dốc lên và đường kháng cự. Tại đây, độ dốc của đường hỗ trợ sẽ lớn hơn so với đường kháng cự. Điều này chỉ ra rằng các mức đáy cao hơn đang được hình thành nhanh hơn các mức đỉnh cao hơn Bởi vậy nên, đồ thị có hình dạng như cái một cái nêm, là lý do mà hình thái này có tên gọi như vậy!
Với việc giá cả được củng cố, chúng ta biết rằng một đợt sóng lớn đang đến, vì vậy chúng ta có thể mong đợi một sự bứt phá lên mức đỉnh hoặc đáy. Nếu xuất hiện hình thái nêm dạng tăng sau một xu hướng tăng, thì đó thường là hình thái biểu đồ báo hiệu đảo chiều giảm giá. Mặt khác, nếu hình thái này, được hình thành trong một xu hướng giảm, đây có thể là tín hiệu cho thấy động thái đi xuống sẽ còn tiếp tục.
Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, thì quan trọng là khi phát hiện mô hình giao dịch ngoại hối này, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng với các lệnh gia nhập thị trường của mình.
Trong ví dụ đầu tiên này, một hình thái nêm dạng tăng được hình thành vào cuối xu hướng tăng. Hãy lưu ý động thái giá đang hình thành mức đỉnh mới, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với khi giá tạo ra mức đáy cao hơn.
Bạn có nhìn thấy giá phá vỡ và hướng xuống dưới không? Điều này, có nghĩa rằng các nhà giao dịch ngóng chờ bán ra hơn là mua vào.
Các nhà giao dịch này đã đẩy giá xuống để phá vỡ đường xu hướng, cho thấy xu hướng giảm có khả năng cao sẽ diễn ra. Cũng giống như trong các mô hình giao dịch ngoại hối khác mà chúng ta đã thảo luận trước đó, chuyển động giá sau đợt breakout có độ lớn xấp xỉ bằng chiều cao của hình thái cái nêm này.
Bây giờ hãy xem một ví dụ khác về mô hình Cái Nêm dạng tăng. Chỉ khác là lần này mô hình nói trên sẽ hoạt động như một tín hiệu cho thấy giá tiếp tục giảm.
Như bạn có thể thấy, giá đến từ một xu hướng giảm trước khi được củng cố và chạm tới mức đỉnh cao hơn và các mức đáy còn cao hơn nữa.
Trong trường hợp này, giá đã có đột phá hướng xuống và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao mô hình này được gọi là tín hiệu tiếp tục.
Bạn có quan sát được rằng giá đã thực hiện bước biến động hướng xuống có cùng chiều cao với mô hình Nêm không?
Mô hình Cái Nêm dạng tăng được hình thành, sau một xu hướng tăng thường dẫn đến ĐỢT ĐẢO CHIỀU (xu hướng giảm), trong khi một mô hình Cái Nêm dạng tăng được hình thành trong một xu hướng giảm, thường dẫn đến BIẾN ĐỘNG TIẾP TỤC (xu hướng giảm).
Nói một cách đơn giản, mô hình Cái Nêm dạng tăng dẫn đến một xu hướng giảm, có nghĩa đây là một hình thái biểu đồ báo hiệu giảm giá.
Mô hình Cái Nêm dạng giảm
Giống như mô hình Cái Nêm dạng tăng, mô hình Nêm dạng giảm có thể là tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp tục. Nếu là tín hiệu đảo chiều, mô hình này sẽ được hình thành ở dưới cùng của một xu hướng giảm, cho thấy rằng kế tiếp sẽ xuất hiện một xu hướng tăng.
Nếu là tín hiệu tiếp tục, mô hình này được hình thành trong một xu hướng tăng, ngụ ý rằng hành động giá tăng sẽ tiếp tục theo chiều hướng cũ. Không giống như hình thái nêm dạng tăng, hình thái nêm giảm là một dạng mô hình báo hiệu giá tăng.
Trong ví dụ này, mô hình Cái Nêm dạng giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá đã tạo ra các mức đỉnh thấp hơn và mức đáy thấp hơn.
Hãy lưu ý rằng: đường xu hướng giảm kết nối các mức đỉnh có dạng dốc hơn so với đường xu hướng kết nối các mức đáy.
Sau khi phá vỡ phía trên đỉnh của chiếc nêm, giá của cặp tiền tệ này đã di chuyển lên phía trên với biên độ gần bằng chiều cao của hình thái nêm. Trong trường hợp này, biến động tăng giá đã vượt qua một vài pips so với ngưỡng mục tiêu.
Chúng ta hãy xem một ví dụ trong đó hình thái nêm dạng giảm đóng vai trò là tín hiệu tiếp tục.
Giống như chúng ta đã đề cập trước đó, khi mô hình Cái Nêm dạng giảm hình thành trong một xu hướng tăng, chúng thường báo hiệu rằng xu hướng sẽ tiếp tục theo chiều hướng như trước đó.
Trong trường hợp này, giá được củng cố một chút sau khi tăng mạnh. Điều này có thể ám chỉ rằng người mua chỉ cần dừng lại để lấy sức và có thể thu hút thêm người để tham gia vào đầu cơ giá lên.
Có vẻ như cặp tiền tệ này đang chuẩn bị có bước biến động mạnh mẽ. Tỷ giá của chúng sẽ biến động theo chiều hướng nào đây?
Nếu đặt một lệnh gia nhập trên đường xu hướng giảm nối mức đỉnh của cặp tiền tệ này, chúng ta sẽ có thể tham gia vào xu hướng tăng mạnh này và thu về một số pips! Mức mục tiêu tăng giá hợp lý trong trường hợp này sẽ là chiều cao của mô hình biểu đồ dạng nêm.
Nếu muốn kiếm thêm pips, bạn có thể khóa một số lợi nhuận tại điểm mục tiêu bằng cách đóng một phần giao dịch của mình, sau đó để phần còn lại tiếp tục tham gia thị trường.
Kết luận
Mô hình Cái Nêm là mô hình giá cho thấy sự đảo chiều rõ rệt trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình này, thích hợp với nhiều đối tượng giao dịch, kể cả những người mới hoặc những người đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, để vận dụng được mô hình này vào quá trình giao dịch của bạn, thì bạn cần hiểu và biết cách sử dụng nó. Chỉ có vậy, bạn mới có thể tận dụng triệt để công dụng của công cụ này.