5 Sai Lầm Khiến Nhà Đầu Tư Thất Bại Trong Giao Dịch - FX Việt

home > Khóa học Forex A-Z

Khóa học Forex A-Z

5 Sai Lầm Khiến Nhà Đầu Tư Thất Bại Trong Giao Dịch

Bạn có biết rằng có đến năm sai lầm khiến nhà đầu tư thất bại khi giao dịch là do chính bản thân nhà đầu tư?

Có những thời điểm, chính nhà giao dịch đã tự hủy hoại giao dịch của mình, thậm chí họ còn không nhận thức được điều đó. Khi tài khoản của họ về 0, những nhà đầu tư này mới nhận ra lỗi thuộc về bản thân họ.

Mặc dù có thể quá muộn cho những nhà giao dịch này, nhưng may mắn thay, nó không quá muộn đối với bạn.

Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bạn sẽ không cảm thấy mơ hồ và hy vọng rằng bạn có thể tránh khỏi số phận cháy tài khoản.

5 sai lầm khiến nhà đầu tư thất bại trong ngoại hối
5 sai lầm khiến nhà đầu tư thất bại trong ngoại hối

Để dễ nhớ hơn, chúng tôi gọi những yếu tố tiêu cực này là “O’s của Trading”, và có năm yếu tố.

Thậm chí còn có một loại ngũ cốc với chế độ ăn kiêng keto lấy cảm hứng từ “O’s”.

 Rất nhiều nhà giao dịch đã ăn loại ngũ cốc ẩn dụ này. Ngay cả nhà giao dịch ăn chay trường. Mặc dù nó có vẻ ngon, nhưng nếu bạn muốn tăng cơ hội thành công với tư cách là một nhà giao dịch, bạn chắc chắn nên tránh để ăn món này trở thành một phần trong chế độ ăn uống của nhà giao dịch.

5 chữ “O” là gì?

5 chữ O trong giao dịch ngoại hối
5 chữ O trong giao dịch ngoại hối

1/ Overconfidence – Quá tự tin

2/ Overtrading – Giao dịch quá mức

3/ Overleveraging – Đòn bẩy quá mức

4/ Overexposure – Rủi ro quá mức

5/ Overriding Stop Losses – Ghi đè quá mức điểm dừng lỗ

Overconfidence – Quá tự tin

Overconfidence - Quá tự tin trong giao dịch
Overconfidence – Quá tự tin trong giao dịch

Quá tự tin không chỉ đơn giản là cảm giác rằng bạn có thể xử lý bất cứ điều gì. Người tự tin thái quá sẽ luôn tự thổi phồng kỹ năng giao dịch của chính mình.

Tự tin là một yếu tố quan trọng để trở thành nhà giao dịch thành công. Khi tự tin, bạn sẽ có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hoặc tìm kiếm cơ hội.

Tuy nhiên, bạn có thể tin rằng giao dịch của mình sẽ sinh lãi, nhưng bạn không nên nghĩ rằng mình biết mọi thứ về thị trường và sẽ không thể thua lỗ. 

Mặc dù tự tin là cần thiết, nhưng tự tin quá mức có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Hiệu ứng quá tự tin là một khuynh hướng nhận thức khi ai đó tin tưởng một cách chủ quan rằng phán đoán của mình tốt hơn hoặc đáng tin cậy hơn so với khách quan.

Về cơ bản, khi sự tự tin của bạn cao, ý kiến ​​của bạn về bản thân sẽ cao hơn những gì một người vô tư và lý trí sẽ nghĩ về bạn khi đưa ra cùng một sự thật.

Sự tự tin thái quá thường được các nhà tâm lý chia thành 3 loại sau:

1/ Đánh giá quá cao (Overestimation)

2/ Đề cao kiến thức quá mức (Overprecision)

3/ Đánh giá năng lực quá mức (Overplacement)

Overestimation là xu hướng đánh giá quá cao năng lực của một người.

Overprecision là sự tự tin thái quá về những sự thật mà họ biết.

Overplacement là đánh giá về năng lực quá mức so với người khác.

Nói cách khác, những người tự tin thái quá tin rằng họ tốt hơn người khác và đánh giá quá cao về kiến ​​thức và  khả năng của mình.

Ví dụ: nếu bạn yêu cầu một nhóm người ngẫu nhiên đánh giá khả năng lái xe của chính họ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết mọi người đều cho rằng khả năng cầm lái của mình rất tốt. 

Nếu tất cả mọi người là người lái xe trên mức trung bình, vậy người lái xe trung bình ở đâu?

Quá tự tin về trình độ lái xe của mình
Quá tự tin về trình độ lái xe của mình

Để giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng quá tự tin, bạn phải dành thời gian để thực sự hiểu bản thân và những gì bạn có khả năng đạt được.

Bạn phải nhận thức được những hạn chế của mình và những cơ hội nào không đáng để theo đuổi.

Quan trọng nhất, bạn phải LUÔN LUÔN xem xét khả năng bạn đang SAI, để tìm ra điểm cần phải điều chỉnh và để biết khi nào cần phải thay đổi suy nghĩ!

Giao dịch quá mức (bao gồm Giao dịch vì trả thù)

Giao dịch quá mức là thời điểm khi bạn giao dịch quá thường xuyên, thực hiện các giao dịch cực kỳ lớn và/hoặc chấp nhận rủi ro không có sự tính toán.

Giao dịch quá mức (bao gồm Giao dịch vì trả thù)
Giao dịch quá mức (bao gồm Giao dịch vì trả thù)

Nhà giao dịch thành công là nhà giao dịch kiên nhẫn. Việc thiết lập chất lượng cần có thời gian để hiện thực hóa, vì vậy họ vẫn kiên nhẫn và chờ xác nhận.

Sẽ không có vấn đề gì nếu việc thiết lập mất hai giờ hoặc hai tuần để hình thành.

Điều quan trọng là bảo vệ vốn, vì vậy họ sẽ đợi cho đến khi tỷ lệ cược có lợi hơn trước khi vào lệnh.

Bạn sẽ có thể nhận biết nếu bạn đang tập giao dịch quá mức.

Không nên chọn cách giao dịch quá mức
Không nên chọn cách giao dịch quá mức

Nếu bạn đóng một giao dịch thua lỗ, bạn cảm thấy như bạn không nên thực hiện giao dịch đó, thì bạn đang bị giao dịch quá mức.

Ví dụ: Khi bạn phải giao dịch từ biểu đồ hàng ngày, nhưng khi quan sát khung thời gian nhỏ hơn là biểu đồ 5 phút, thì bạn khám phá ra giao dịch nào đó tốt hơn?

Bạn có cảm thấy việc dành hàng giờ để nhìn chằm chằm vào các biểu đồ và cố gắng bắt buộc giao dịch với một thiết lập đủ tốt hay không?

Dành quá nhiều thời gian để nhìn chằm chằm vào các biểu đồ có xu hướng gây ra tình trạng quá sức, vì bạn dễ rơi vào tình trạng nhìn vào quá nhiều biến động giá rẻ mà (các chỉ số) mà các thiết lập ma thuật sẽ bắt đầu xuất hiện, nhưng thực ra chỉ là MIRAGES (ảo tưởng)!

Giao dịch trả thù

Sẽ thật nguy hiểm khi để cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến hiệu suất giao dịch của bạn.

Khi nói đến giao dịch, điều cần thiết là phải lý trí, chứ không phải là trái tim.

Điều cần thiết là phải lý trí, chứ không phải là trái tim
Điều cần thiết là phải lý trí, chứ không phải là trái tim

Khi bạn chịu một khoản lỗ lớn, hoặc một loạt các khoản lỗ, trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể bị cám dỗ để giao dịch trả thù.

Bạn muốn “quay lại thị trường”!

Giao dịch trả thù là khi bạn quay lại giao dịch mới ngay sau khi thua lỗ, vì bạn tin rằng mình có thể nhanh chóng chuyển khoản lỗ đó thành lợi nhuận.

Khi bạn bắt đầu có những suy nghĩ như vậy, tức là trạng thái tâm trí của bạn đã không còn khách quan nữa. Bạn sẽ dễ mắc sai lầm khi giao dịch, dẫn đến việc thua lỗ nhiều tiền hơn.

Làm thế nào để tránh giao dịch trả thù?

1/ Sẵn sàng và tập trung trong khi thực hiện giao dịch.

2/ Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong một trạng thái tâm trí tốt, và không có những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, thờ ơ, sợ hãi, tham lam hoặc thiếu kiên nhẫn.

3/ Có một kế hoạch giao dịch và gắn bó với kế hoạch đó. Nhất định không thay đổi kế hoạch đã xây từ trước. 

Nếu bạn muốn thành công, bạn phải suy nghĩ lâu dài.

Làm thế nào để tránh giao dịch trả thù?
Làm thế nào để tránh giao dịch trả thù?

Đừng căng thẳng vì một khoản lỗ hoặc thậm chí là những khoản lỗ liên tiếp. Hãy tập trung vào hiệu suất giao dịch của bạn trong những tháng và năm tới.

Bạn có thể nghĩ rằng giao dịch càng nhiều, thì càng kiếm được nhiều tiền. Nhưng điều ngược lại  cũng có thể xảy ra.

Giao dịch là một trò chơi cần sự kiên nhẫn. Các nhà giao dịch chờ đợi các thiết lập chất lượng và những người cuối cùng sẽ có lãi trong thời gian dài. Tập trung vào quá trình. Không tập trung về lợi nhuận.

Đòn bẩy quá mức (Overleveraging)

Trong giao dịch ngoại hối, đòn bẩy có nghĩa là với một lượng vốn nhỏ trong tài khoản, bạn vẫn có thể mở và kiểm soát những vị thế giao dịch lớn hơn nhiều.

Ví dụ: Với 1.000 USD, sàn giao dịch của bạn có thể cho phép bạn mở vị thế 100.000 USD. Tương ứng với mức đòn bẩy 100:1.

Giao dịch với mức đòn bẩy quá mức (Overleveraging)
Giao dịch với mức đòn bẩy quá mức (Overleveraging)

Ưu điểm của việc sử dụng đòn bẩy là bạn có thể phóng đại lợi nhuận với số vốn hạn chế.

Ngược lại, nhược điểm của đòn bẩy chính là phóng đại các khoản lỗ và nhanh chóng xóa sạch tài khoản của bạn!

Khi giao dịch với đòn bẩy quá mức, một cú xoay giá nhỏ cũng có thể xóa sạch toàn bộ số dư tài khoản của bạn.

Nếu bạn sử dụng đòn bẩy quá lớn sẽ đồng thời làm cho số dư trong tài khoản của bạn giao động lớn. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ kết thúc với một margin call.

Khi vốn chủ sở hữu tài khoản của bạn tăng vọt do những vị thế có đòn bẩy cao, bạn cần phải giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát và không để nó ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn.

Cảm xúc có thể ảnh hưởng rất lớn đến giao dịch của bạn
Cảm xúc có thể ảnh hưởng rất lớn đến giao dịch của bạn

Khi giao dịch với đòn bẩy thấp (hoặc không), giao dịch của bạn sẽ có “khoảng trống” và bạn cần phải bảo vệ vốn giao dịch của mình.

Ví dụ: bạn sẽ có thể điều chỉnh mức dừng lỗ rộng hơn trong khi vẫn hạn chế rủi ro.

Đòn bẩy của bạn càng cao, rủi ro trên mỗi giao dịch càng lớn, và lúc này bạn có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

Biết liên kết giữa đòn bẩy và vốn chủ sở hữu tài khoản của bạn là một yếu tố quan trọng, vì nó quyết định đòn bẩy thực sự của bạn.

Dưới đây là một nghiên cứu được thực hiện bởi một sàn giao dịch ngoại hối nổi tiếng, cho thấy tỷ lệ phần trăm các nhà giao dịch có lợi nhuận khi sử dụng mức đòn bẩy trung bình.

Tỷ lệ đòn bẩy mà nhà giao dịch chuyên nghiệp thường dùng
Tỷ lệ đòn bẩy mà nhà giao dịch chuyên nghiệp thường dùng

40% các nhà giao dịch sử dụng mức đòn bẩy là 5:1 hoặc thấp hơn có lợi nhuận, so với chỉ 17% nhà giao dịch sử dụng mức đòn bẩy 25:1 trở lên.

Cách để những nhà giao dịch chuyên nghiệp tồn tại trên thị trường là chọn mức đòn bẩy phù hợp, thông thường những người này chọn mức đòn bẩy dưới 10:1.

Bất kể số đòn bẩy mà sàn giao dịch của bạn cung cấp là bao nhiêu, bạn có thể mô phỏng các mức đòn bẩy thấp hơn này bằng cách gửi thêm tiền vào tài khoản của bạn, và quản lý rủi ro của bạn đúng cách như sử dụng kích thước vị thế phù hợp.

Nên sử dụng đòn bẩy là 10:1 hoặc thấp hơn.

Chỉ nên để rủi ro ở mức 10% hoặc ít hơn số dư tài khoản của bạn tại bất kỳ thời điểm nào. Không bao giờ để giá trị của tất cả các giao dịch của bạn mở vượt quá 10 lần vốn thực trong tài khoản của bạn.

Để tính toán đòn bẩy thực sự của bạn cho một giao dịch, hãy chia kích thước giao dịch của bạn cho vốn thực của bạn.

Ví dụ: nếu bạn mở một tài khoản có vốn thực 5.000 USD, tỷ lệ đòn bẩy 10:1 có nghĩa là mở các vị thế không lớn hơn 50.000 USD (hoặc ~ 5 mini hoặc 50 micro) tại một thời điểm.

Đòn bẩy càng thấp, càng an toàn. Ví dụ: đòn bẩy 2:1 có nghĩa là mở các vị thế không lớn hơn 10.000 USD (hoặc ~ 10 micro) tại một thời điểm.

Nếu bạn quan tâm đến sự bền bỉ như một nhà giao dịch, thì càng ÍT sử dụng đòn bẩy càng tốt.

Sàn giao dịch cho phép bạn giao dịch với mức đòn bẩy cao, nhưng không có nghĩa là bạn cần sử dụng nó!

Khi bạn lần đầu mở tài khoản trực tiếp, hãy thử bắt đầu giao dịch với đòn bẩy là 0.

Ví dụ: nếu bạn có 5.000 USD trong tài khoản giao dịch của mình, đừng mở bất kỳ vị thế nào lớn hơn 5.000 USD (hoặc ~ 5 lot nhỏ) tại một thời điểm.

Bằng sự trải nghiệm, bạn sẽ học được cách sử dụng đòn bẩy tốt nhất và mức độ sử dụng đòn bẩy phù hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Khi sử dụng bất kỳ số lượng đòn bẩy nào, giao dịch một cách THẬN TRỌNG nên là vấn đề ưu tiên của bạn.

Đòn bẩy quá mức sẽ làm cho lợi nhuận giảm đáng kể.

Chính xác thì đòn bẩy là gì và nó hoạt động như thế nào? Tìm hiểu thêm về đòn bẩy trước khi bạn xóa sạch tài khoản của mình.

Rủi ro quá mức (Overexposure)

Khi bạn có nhiều vị thế mở trong tài khoản giao dịch của mình, và mỗi vị thế bao gồm một cặp tiền tệ khác nhau, hãy luôn đảm bảo rằng bạn biết về MỨC ĐỘ RỦI RO của mình.

Sử dụng mức rủi ro quá mức mà không biết
Sử dụng mức rủi ro quá mức mà không biết

Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, nếu mở cùng lúc hai giao dịch AUD/USD và NZD/USD, về cơ bản giống như mở hai giao dịch giống hệt nhau, vì chúng thường di chuyển theo cách tương tự nhau.

Ngay cả khi có hai thiết lập giao dịch hợp lệ trong cả hai cặp, bạn có thể không muốn thực hiện cả hai.

Thay vào đó, có thể có ý nghĩa hơn khi chọn MỘT trong hai thiết lập.

Bạn có thể tin rằng bạn đang chênh lệch hoặc đa dạng hóa rủi ro bằng cách giao dịch theo các cặp tiền khác nhau, nhưng nhiều cặp có xu hướng di chuyển theo cùng một hướng.

Do đó, thay vì giảm rủi ro, thì bạn lại đang phóng to rủi ro của mình! Điều này được gọi là rủi ro quá mức.

Bạn phải hiểu rõ về kiến thức của tương quan tiền tệ trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch giao dịch của mình, để tránh tình trạng thêm rủi ro như trên. 

Tương quan tiền tệ đo lường cách hai cặp tiền tệ di chuyển theo cùng một hướng, ngược lại hoặc hoàn toàn ngẫu nhiên, trong một khoảng thời gian nhất định.

Mối tương quan giữa các cặp tiền
Mối tương quan giữa các cặp tiền

Bạn cần làm quen cách tương quan tiền tệ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro mà bạn tiếp xúc với tài khoản giao dịch của mình.

Nếu bạn không biết bạn đang làm cái gì khi giao dịch đồng thời nhiều cặp trong tài khoản giao dịch của mình, thì đừng ngạc nhiên nếu số dư tài khoản của bạn gặp sự cố!

Bạn đang nhân đôi hoặc nhân ba rủi ro mà không biết? Hãy tìm hiểu thêm về tương quan tiền tệ.

Ghi đè điểm dừng quá mức

Mức cắt lỗ là điểm chờ đóng lệnh của bạn một cách hiệu quả, khi các khoản lỗ chạm đến một mức giá định trước. Bạn có thể gặp khó khăn về mặt tâm lý khi thừa nhận sai, nhưng bạn sẽ có niềm tin mình sẽ tồn tại trên thị trường lâu hơn.

Trong sức nóng của trận chiến, điều khác biệt giữa những người chiến thắng dài hạn với những người thua cuộc là liệu họ có thể khách quan tuân chiến lược giao dịch bạn đã lập ra hay không. 

Ghi đè điểm dừng quá mức
Ghi đè điểm dừng quá mức

Nhà giao dịch, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm hơn, thường tự đặt câu hỏi và đánh mất sự khách quan đó khi phải gồng mình với những khoản lỗ. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện trong đầu họ, thôi thúc họ hành động. 

Đừng bao giờ tin rằng việc mở rộng điểm dừng lỗ sẽ khiến giao dịch của bạn tốt hơn, điều này chỉ làm bạn gánh thêm nhiều những khoản lỗ nữa mà thôi. 

Nếu giao dịch của bạn đã hoàn tất đến điểm dừng lỗ đã đặt, bạn nên kết thúc giao dịch và tìm kiếm những cơ hội mới tốt hơn. 

Như vậy, chúng ta đã hoàn tất những sai lầm khiến nhà đầu tư thất bại. Chỉ cần tránh được những lỗi trên và vận dụng những mẹo để giao dịch tốt hơn, nhà giao dịch sẽ trở nên tự tin hơn, đồng thời nạp thêm kinh nghiệm để trở thành một nhà giao dịch thành công trong ngoại hối. 

Bài Tiếp Theo
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận