Trong một cặp tiền, luôn luôn xuất hiện hai loại giá, đó là giá bid và giá ask, hay còn gọi là giá mua và giá bán. Sự chênh lệch giữa hai mức giá này là phí chênh lệch Forex.
Theo quy định trên thị trường ngoại hối, giá mua, tức giá bid là giá khớp với lệnh bán. Ngược lại, giá bán, tức giá ask là giá khớp với lệnh mua.
- Cách giao dịch với Mô hình giá Vai Đầu Vai
- Cách giao dịch với mô hình tam giác trong Forex
- Cách kết hợp Fibonacci Candlesticks hay Fibonacci thoái lui với mô hình nến Nhật
- Cách kiếm tiền từ quyền chọn nhị phân trong Forex
- Cách mở tài khoản giao dịch Forex
Thêm một thông tin nữa về phí chênh lệch, đây là loại phí nhà giao dịch phải trả cho nhà môi giới, cũng chính là lợi nhuận của nhà môi giới, để duy trì quá trình hoạt động.
Hiện nay, có rất nhiều sàn giao dịch áp dụng duy nhất một loại phí, đó là phí chênh lệch. Điều này, cũng làm khá nhiều nhà giao dịch thắc mắc, bởi họ cho rằng phí hoa hồng đã được cộng dồn vào phí chênh lệch.
Cách tính phí chênh lệch (Spread)
Phí chênh lệch thường được tính bằng đơn vị pips, với 1 pips = 0,0001. Chẳng hạn như phí chênh lệch của cặp tiền EUR/USD và USD/JPY:
Giá bid/giá ask của EUR/USD = 1,1051/1.1053. Phí chênh lệch của cặp này là 2 pips.
Giá bid/giá ask của USD/JPY = 110.00/110.04. Phí chênh lệch của cặp này là 4 pips.
Những loại spread nào trong Forex
Thông thường, việc quy định phí chênh lệch phụ thuộc hoàn toàn vào nhà môi giới. họ sẽ dựa vào cách họ muốn kiếm lợi nhuận để chọn một trong hai loại spread là phí spread thay đổi và phí spread cố định.
Phí chênh lệch cố định là gì?
Phí chênh lệch cố định là loại phí không thay đổi đối với bất kỳ biến động nào trên thị trường. Nó thường được cung cấp bởi những nhà môi giới kiểu dealing desk hay còn gọi là nhà tạo lập thị trường.
Cách thức hoạt động của nhà môi giới dealing desk dùng chênh lệch cố định: Nhà môi giới dealing desk sẽ mua vào khối lượng lớn giao dịch từ những nhà cung cấp thanh khoản và cung cấp các giao dịch quy mô nhỏ hơn đến những nhà giao dịch nhỏ lẻ. Đây là phương pháp mà nhà môi giới có thể cung cấp mức chênh lệch cố định, vì họ có thể kiểm soát giá họ hiển thị cho khách hàng của mình.
Ưu điểm của Spread cố định
Hầu hết, những nhà môi giới cung cấp phí chênh lệch cố định sẽ yêu cần tiền nạp tối thiểu thấp, vì vậy, đây là cơ hội cho những nhà giao dịch có vốn ít. Bên cạnh đó, spread cố định giúp nhà giao dịch dễ dàng tính toán trước các chi phí, đề phòng mất mát không hợp lý trong quá trình giao dịch.
Nhược điểm của Spread cố định
Phí spread cố định thì không thể nào thay đổi, chính vì vậy, khi thị trường biến động mạnh nhà giao dịch cũng không thể tăng phí được. Cũng chính vì thế, nhà giao dịch phải tìm phương án khắc phục mức thua lỗ của mình, cụ thể, họ sẽ gửi yêu cầu đến nhà giao dịch về mức giá mới, khác hoàn toàn mức giá nhà giao dịch đã đặt ban đầu. Yêu cầu sẽ xuất hiện trực tiếp trên nền tảng giao dịch của nhà giao dịch, để hỏi ý kiến từ nhà giao dịch.
Thêm một vấn đề gây nhức nhối đối với những nhà giao dịch spread cố định nữa, chính là vấn đề trượt giá. Khi nhà môi giới không thể duy trì mức phí cố định được, bởi giá trên thị trường di chuyển chóng mặt, kết quả là giá kết thúc sau quá trình giao dịch của nhà giao dịch sẽ hoàn toàn khác với mức giá nhà giao dịch đặt.
Spreads biến đổi trong Forex là gì?
Mặt khác, phí chênh lệch thay đổi là loại phí có thể thấp hoặc cao tùy vào biến động trên thị trường và được cung cấp bởi những nhà môi giới cung cấp dịch vụ theo dạng non-dealing desk.
Nhà môi giới non-dealing desk nhận giá cặp tiền từ những nhà cung cấp thanh khoản mà họ chọn và cung cấp giao dịch cho những nhà giao dịch nhỏ lẻ trên thị trường, mà không cần thông qua những nhà môi giới dealing desk. Do đó, sự biến đổi phí chênh lệch sẽ không được thay đổi bởi nhà môi giới, mà nó phụ thuộc trực tiếp vào thị trường (mức cung và cầu trên thị trường).
Khoảng thời gian thị trường biến động do có tin tức HOT hoặc khoảng thời gian nghỉ lễ tính thanh khoản giảm, sẽ tác động trực tiếp đến độ giãn của giá mua và giá bán. Chính vì vậy, nhà giao dịch sẽ phải trả phí nhiều hơn trong những khoảng thời gian trên.
Ưu điểm của chênh lệch spread biến đổi
Nhà môi giới sẽ không báo giá lại, bởi họ không phải mất tiền khi có biến động mạnh làm phí chênh lệch giãn. Tuy nhiên, nhà giao dịch nên hiểu rằng, không báo lại giá không có nghĩa là giao dịch với spread thay đổi không bị trượt giá.
Tính minh bạch của phí chênh lệch biến đổi cao hơn so với phí chênh lệch cố định. Vì quyền truy cập vào giá từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản cạnh tranh hơn.
Nhược điểm của chênh lệch biến đổi
Scalpers là những nhà giao dịch không phù hợp với chênh lệch thay đổi, bởi khi biến động trên thị trường quá lớn, tài khoản của nhà giao dịch sẽ nhanh chóng bị bốc hơi. Bên cạnh đó, nhà giao dịch mới cũng không phải là đối tượng được khuyến khích với phí chênh lệch biến đổi, vì nếu kiếm được con số lợi nhuận khổng lồ, nhưng điều này cũng đúng với giao dịch thua lỗ.
So sánh giữa spread cố định và biến đổi
Vậy thì, nhà giao dịch nên chọn phí chênh lệch cố định hay phí chênh lệch biến đổi?
Câu trả lời là thùy thuộc vào yêu cầu của nhà giao dịch đối với lợi nhuận, cũng như chi phí giao dịch. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào phong cách và trình độ của nhà giao dịch.
Nói chung, nếu bạn là nhà giao dịch có vốn ít, không thường xuyên tham gia giao dịch, thì nên chọn phí chênh lệch cố định. Còn nếu bạn là nhà giao dịch có vốn lớn, cộng với việc dành nhiều thời gian giao dịch trong những khung thời gian cao điểm, thì nên chọn giao dịch với phí biến đổi.
Ngoài ra, spread biến đổi sẽ không dành cho những nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng, trên khung thời gian ngắn.
Chi phí và tính toán chênh lệch
Chi phí giao dịch và cách tính toán chênh lệch là những điều cơ bản nhà giao dịch phải học sau khi tìm hiểu về thị trường ngoại hối. Hai yếu tố trên sẽ dựa vào cách tính giá của mỗi pips và khối lượng giao dịch mà bạn nên chọn.
Ví dụ đơn giản về cách tính chi phí của cặp tiền EUR/USD.
Giả sử: Nhà giao dịch mua cặp tiền EUR/USD với giá là 1.36640 và sau đó bán EUR/USD với giá 1.35626. Nhà giao dịch này đang bị lỗ 1,4 pips.
Tổng chi phí = số pips x số lot giao dịch = 1,4 x 1 = 1,4$
Trong đó:
- Nhà giao dịch chọn 1 lot mini
- 1 pips = 1$
Nếu bạn tăng quy mô lệnh, chi phí giao dịch của bạn, được phản ánh trong mức chênh lệch spread, cũng sẽ tăng. Ví dụ: nếu mức chênh lệch spread là 1,4 pips và bạn có thể giao dịch 5 lot mini, thì chi phí giao dịch của bạn là 7,00 đô la.
Kết luận
Chi phí chênh lệch là một phần quan trọng mà bất kỳ nhà giao dịch, kể cả nhà môi giới đều quan tâm. Nhà giao dịch sẽ quan tâm tiền họ mất đi, còn nhà môi giới sẽ quan tâm số tiền mà họ thu về. Đây cũng là yếu tố để nhà giao dịch dựa vào trong quá trình tìm kiếm một sàn giao dịch tốt, uy tín. Những kiến thức trên tuy cơ bản, nhưng nó chứa rất nhiều thông tin cần thiết cho một nhà giao dịch mới. Vì vậy, nhà giao dịch hãy đọc là suy ngẫm về nó.